Từ năm 2006, Việt Nam bắt đầu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
phương pháp sử dụng Wolbachia.
Muốn chung tay với cuộc chiến chống virus Zika, Dự án Hướng tới loại trừ sốt xuất huyết tại Việt Nam đã thu thập và lưu trữ 23.682 cá thể muỗi Aedes aegypti (còn gọi là muỗi vằn) tại Khánh Hòa để xét nghiệm xem chúng có nhiễm virus Zika. Kết quả cho thấy có 56 cá thể muỗi vằn tự nhiên dương tính với Zika. Như vậy virus Zika đã có trong quần thể muỗi vằn tự nhiên. Điều này cho thấy hiểm nguy dịch bệnh Zika tiềm ẩn trong những con muỗi vằn.
Bà Phạm Thị Hồng Vân- Trưởng nhóm Truyền thông và Tham vấn Cộng đồng của dự án cho biết, Việt Nam là nước thứ 2 sau Úc thử nghiệm thành công việc thay thế và duy trì quần thể muỗi tự nhiên bằng muỗi mang Wolbachia trong một khu vực thực địa hẹp. Thử nghiệm này được triển khai ở Khánh Hòa sau đó sẽ nhân rộng ra cả nước. Kết quả đã chứng minh rõ: Muỗi Aedes aegypti, véc-tơ chính truyền bệnh sốt xuất huyết sau khi được gây nhiễm vi khuẩn Wolbachia gần như không còn khả năng truyền bệnh. Trên đà nghiên cứu này, tiếp tục cho dùng muỗi mang Wolbacchia để “chọi” lại virus Zika.
Sau khi Dự án hướng đến loại trừ sốt xuất huyết ở Việt Nam nghiên cứu cẩn trọng với sự hợp tác của nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế đã chứng minh được vi khuẩn Wolbachia tồn tại trong tự nhiên ở Việt Nam có thể ngăn chặn sự lan truyền virus Zika trong cơ thể muỗi Aedes aegypti.
GS Jorge Osorio của Đại học Wisconsin, Giám đốc phụ trách Quan hệ Chính phủ của Chương trình Loại trừ Sốt xuất huyết Khu vực châu Mỹ và là một trong những người được mời nghiên cứu tại Việt Nam. Ông cho biết: “Chúng tôi phát hiện muỗi vằn mang vi khuẩn Wolbachia không có khả năng nhiễm virus Zika sau khi được cho ăn máu có virus này và nếu bị nhiễm thì chúng không thể truyền virus Zika qua tuyến nước bọt. Điều này chứng minh có thể dùng muỗi chứa Wolbachia để chiến đấu lại virus Zika”.
Với sự thành công của nghiên cứu khoa học này sẽ sử dụng phương pháp Wolbachia để làm giảm nguy cơ lây truyền bệnh. Muỗi mang vi khuẩn Wolbachia được thả trong một số tuần để giao phối với muỗi tự nhiên. Do vi khuẩn này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau, dần dần, tỷ lệ muỗi mang Wolbachia sẽ tăng lên đến khi ổn định ở mức cao trong quần thể muỗi tự nhiên mà không cần phải tiếp tục phóng thả. GS O’Neill, cộng sự của Dự án cho biết: “Giám sát dài hạn tại nhiều vùng thực địa của chúng tôi cho thấy vi khuẩn Wolbachia có khả năng tự duy trì trong quần thể muỗi tự nhiên sau khi được triển khai phóng thả.
Tại những khu vực có tỉ lệ muỗi mang Wolbachia cao sẽ kiểm soát được virus Zika. Hiện chúng tôi đang điều chỉnh phương pháp này để phù hợp cho việc áp dụng trên qui mô lớn, hướng tới mức chi phí để phòng ngừa và loại trừ virus Zika chỉ 1USD/người/năm (22.000 đồng). Chi phí này phù hợp với khả năng chi trả của các nước đang nằm trong vùng nguy cơ. Minh chứng khoa học này cần được công bố rộng rãi để các vùng có nguy cơ nhiễm virus Zika không còn quá bất an, lo lắng nữa. Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã đề xuất việc thực hiện phương pháp này”.
Đông Hưng
Từ khóa
Nguồn: Đại đoàn kết
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…