Categories: Tin tức

Bộ Y tế cảnh báo nguy cơ bệnh sốt vàng vào Việt Nam

Cục trưởng Y tế dự phòng Bộ Y tế Trần Đắc Phu cho biết, hiện Việt Nam không có bệnh sốt vàng, tuy nhiên, không nên chủ quan bởi bệnh có thể vào nước ta bất cứ lúc nào.

Bệnh sốt vàng là bệnh truyền nhiễm cấp tính nhóm A do vi-rút sốt vàng lây truyền qua muỗi đốt. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau lưng và đau cơ. Khoảng 15% trường hợp mắc sốt vàng phát triển các triệu chứng nguy hiểm dẫn đến chảy máu, sốc, tổn thương nội tạng và có thể tử vong. Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, sử dụng văcxin phòng bệnh sốt vàng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất và giúp miễn dịch phòng sốt vàng suốt đời.

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh sốt vàng đang xuất hiện tại hơn 40 quốc gia, chủ yếu ở các nước khu vực Trung Phi và Nam Mỹ, trong đó khoảng 90% trường hợp mắc được báo cáo tại sa mạc Sahara. Mỗi năm trên thế giới ước tính có từ 84.000-170.000 trường hợp mắc và 60.000 người tử vong do sốt vàng. Trong bốn tháng đầu năm 2016, dịch bệnh sốt vàng gia tăng tại một số nước khu vực châu Phi: Congo với 453 trường hợp mắc, 45 trường hợp tử vong; Uganda ghi nhận 30 trường hợp mắc, 7 trường hợp tử vong. Đặc biệt hiện dịch bệnh sốt vàng đang xảy ra tại Cộng hoà Angola với ít nhất 2.149 trường hợp mắc và 277 ca tử vong, tập trung chủ yếu tại tỉnh Luanda. 

Danh sách các nước đang có dịch sốt vàng do Cục Y tế dự phòng cung cấp.

Cục trưởng Phu lo ngại, Việt Nam hiện có giao lưu, thương mại, hợp tác lao động với Angola và nhiều quốc gia đang có dịch, do đó có thể xẩy ra khả năng bệnh sốt vàng từ các nước đang có dịch trở vào nước ta. Trung Quốc cũng đã ghi nhận 11 trường hợp mắc bệnh sốt vàng, tất cả đều là lao động trở về từ Angola.

Để chủ động phòng chống, không mắc bệnh sốt vàng khi đến các vùng có dịch, Cục Y tế dự phòng – Bộ Y tế khuyến cáo người dân, đặc biệt là những người đi/đến vùng dịch thực hiện tốt các nội dung sau:

– Người đến quốc gia khu vực châu Phi và Mỹ Latin chủ động đến cơ sở y tế để tiêm văcxin phòng bệnh sốt vàng ít nhất 10 ngày trước khi đi/đến vùng có dịch.
–  Khi đến, ở trong vùng dịch tại các nước đang có dịch cần thực hiện các biện pháp phòng muỗi đốt và diệt muỗi, bọ gậy theo hướng dẫn của nước sở tại.
– Hành khách từ các nước đang có dịch về Việt Nam nên chủ động theo dõi sức khỏe ít nhất 7 ngày sau khi trở về. Nếu có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh, phải đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị kịp thời.

Lê Nga

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

SIBO có gây ra GERD hay không? SIBO và bệnh trào ngược ạ dày thực quản có liên quan như thế nào

Người nào có triệu chứng ợ nóng biết rằng họ sẽ làm bất cứ điều…

10 hours ago

Bệnh Crohn, Viêm loét đại trực tràng và SIBO: Mối liên hệ là gì?

Nếu nghi ngờ mình mắc bệnh Crohn, viêm loét đại trực tràng hoặc vấn đề…

1 day ago

Bệnh ung thư tiến triển từ vi khuẩn đường ruột ở người béo phì

Theo các số liệu thống kê từ tổ chức y tế thế giới (WHO) cho…

3 days ago

Tập thể dục tác động đến hệ vi sinh đường ruột như nào?

Lời khuyên của chúng tôi là bạn không cần một thói quen tập thể dục…

3 days ago

Tương tác hai chiều giữa hệ vi sinh đường ruột và sự gần gũi của các cặp đôi

Các nhà khoa học đã phát hiện quần thể vi khuẩn sống trong ruột non…

4 days ago

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều…

5 days ago