Categories: Tin tức

Bỏ mặc thanh niên yếu ớt vùng vẫy dưới nước đến chết, đám đông vẫn chăm chú… livestream

Xã hội loài người ngày một phát triển và sản sinh ra những biến tướng dị dạng về đạo đức. Có bao giờ sự vô cảm của con người đạt đến một mức độ kinh khủng và không thể tưởng tượng được như lúc này!

Vô cảm chụp ảnh, quay phim trước… một cái chết

Gần đây, cư dân mạng Thái sục sôi về cái chết tức tưởi và không đáng của một thanh niên. Được biết, sau khi uống rượu say, chàng trai nọ khó có thể tự chủ được cơ thể và không may ngã xuống cống nước. Không biết bơi, lại sẵn đang yếu vì men rượu, chàng trai ra sức vùng vẫy kêu cứu người đi đường.

Người thanh niên say xỉn không may rơi xuống cống nước. 

Nhưng thật đáng phẫn nộ khi những người qua đường, chẳng những không ra tay ứng cứu hay kêu gọi người đến hỗ trợ nạn nhân, họ thản nhiên đứng yên trên bờ và… lấy điện thoại ra chụp ảnh, quay phim. Thậm chí, có người còn livestream cảnh tượng ấy lên mạng xã hội, để rồi bên dưới là những bình luận vô cảm đến không ngờ: “Ồ, anh ta làm sao mà rơi xuống cống được như vậy? Ha ha ha”, “Có khi sau vụ này lại biết bơi ấy chứ!”.


Và rồi vùng vẫy đến chết mặc dù có khá đông người xung quanh đó. 

Cuối cùng, sau một lúc vùng vẫy, người thanh niên kiệt sức dần và chết đuối, dưới sự chứng kiến của một đám người đầy dửng dưng. Đến khi đội cứu hộ đưa xác người thanh niên xấu số ấy lên bờ, đám đông vô cảm ấy vẫn chưa chịu “buông tha”, tiếp tục tranh nhau chụp ảnh thi thể tím ngắt của nạn nhân. Bất bình trước thói sống ảo tàn nhẫn này, một nhân viên cứu hộ quát: “Đừng chụp nữa! Người cũng đã chết rồi, hãy biết tôn trọng một chút đi!”.

Sự vô cảm của con người từ khi nào đã đạt mức độ đáng sợ như thế này? 

Sự việc đáng tiếc ấy diễn ra tại Thái Lan – một đất nước không quá xa chúng ta. Dẫu là chuyện nước bạn, nhưng nỗi buồn và nỗi lo vẫn là chung, vẫn rất thật với mỗi chúng ta, bởi ta cũng từng chứng kiến không ít những câu chuyện có thật về sự dửng dưng đến lạnh người ngay tại Việt Nam, như vụ “100.000 like để hồi sinh nghệ sĩ T.L.” hay quay clip một người thanh niên sắp chết đuối tại Đà Nẵng.

Thời đại con người dần vô cảm như máy móc

Chúng ta từng rùng mình vì những hình phạt dã man từ chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến hay những cuộc thảm sát trong thời Thế chiến, để thị uy, để tranh giành lãnh thổ và sức ảnh hưởng của phe phái. Những tưởng khoảng thời gian tăm tối, ngu muội vì quyền lực của loài người đã đi qua. Nhưng giờ đây, vào thời hiện đại, dù nhân quyền được tuyên truyền rộng khắp đi cùng với hàng chục, hàng trăm bộ luật để đưa xã hội vào một khuôn khổ quản lí, thì con người lại giết nhau theo một kiểu khác đáng sợ hơn: Sự vô cảm. Với kiểu giết người này, hầu như không có một hình phạt hay chế tài nào có thể trừng phạt thích đáng, xa hơn là không thể giải quyết một cách rốt ráo.

Đừng mãi đổ lỗi cho công nghệ, đã quá nhàm rồi! 

Cứ mỗi khi có một vụ việc đáng tiếc nào tương tự như những câu chuyện trên, chúng ta lại “được dịp” thấy những bài viết, bài chia sẻ quan điểm cá nhân với nội dung chủ yếu xoay quanh luận điểm “công nghệ đã khiến con người trở nên vô cảm thế nào”. Nhưng ngẫm lại, từ khi nào máy móc trở thành công cụ kiêm cái cớ để con người lấy ra chống chế cho sự yếu kém trong việc kiềm chế phần “con” trong mình?

Con người dùng công nghệ như một cái cớ “hợp lí” cho sự vô cảm của mình. 

Công nghệ là sản phẩm của con người, dẫu có phát triển đến mức độ nào thì sứ mệnh cuối cùng của nó cũng chỉ là “nô lệ” thông minh phục vụ cho cuộc sống của con người. Chính trí tuệ con người tạo ra những sản phẩm trí tuệ nhân tạo ấy, nên đừng đổ lỗi rằng trí tuệ nhân tạo đang dần thống trị xã hội trong khi con người buộc phải chế ngự nó.

Tha hóa hay không, đừng đổ lỗi cho máy móc 

Mỗi con người là một chủ thể độc lập trong vũ trụ này. Qua hàng nghìn năm, loài người đã vượt qua hàng triệu sinh vật khác trên trái đất để tiến hóa thành loài động vật cao cấp nhất hành tinh với những đặc tính ưu việt, không một loài nào có được. Nhưng nỗ lực tiến hóa hàng nghìn năm ấy đang trở thành lãng phí khi đến thế kỉ 21, giữa thời hiện đại này, con người bắt đầu quay san đổ lỗi cho một cục kim loại vô tri vô giác cho sự tha hóa của mình. Là con người mà không tự chủ được mình, để phần con lấn lướt phần người, thì hãy ý thức lại bản thân mình đã.

Máy móc hư hỏng vẫn có thể sửa chữa, con người hư hỏng về mặt đạo đức thì không. 

Công nghệ hỏng hóc vẫn có thể sửa chữa, thay thế, nhưng con người một khi đã “hỏng” một phần nào đó, đặc biệt là về mặt đạo đức, tình cảm, thì không rõ ta phải cần bao nhiêu máy móc, bao nhiêu trí tuệ nhân tạo mới có thể “sửa chữa” được đây?

Nếu thật sự tất cả những sự vô cảm đến lạnh người này thật sự là do sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thì có khi nào, đến một lúc nào đó, tình người cũng có thể… nhân tạo?

Video: 10 bộ bàn phím độc đáo người yêu công nghệ đều ao ước sở hữu

Theo thethaovanhoa.vn

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago