Chu kỳ kinh nguyệt chính là điều riêng biệt của phụ nữ, nó mang đến cho nữ giới một khả năng tuyệt vời nhất trên đời này là khả năng sinh sản. Tuy nhiên, các rối loạn liên quan đến chu kỳ này cũng gây không ít phiền phức, khó chịu cho cuộc sống của phụ nữ.
Thời kỳ mãn kinh luôn đối mặt có nguy cơ cao là rơi vào trạng thái rối loạn tâm thần (ảnh minh họa)
Yếu tố nguy cơ và dấu hiệu của triệu chứng rối loạn tâm thần liên quan đến thời kỳ mãn kinh
Cùng với áp lực của công việc, cuộc sống, gia đình, ngày càng nhiều chị em bị stress và mắc hội chứng suy nhược thần kinh, hay rơi vào trạng thái Rối loạn tâm thần. Rối loạn Rối loạn tâm thần là một hội chứng rất hay gặp ở phụ nữ, nhất là phụ nữ lớn tuổi, sau giai đoạn mãn kinh. Các triệu chứng của Rối loạn tâm thần liên quan đến cơ thể, khí sắc, tình cảm, tư duy, cách ăn, ngủ, suy nghĩ, hành vi của bệnh nhân về bản thân và mọi sự việc xung quanh.
Thời điểm biểu hiện Rối loạn tâm thần có liên quan mật thiết với sự gián đoạn của chu kỳ kinh nguyệt. Giai đoạn mãn kinh thường kết hợp với sự tăng tần suất và độ nghiêm trọng của Rối loạn tâm thần. Cộng hưởng với các yếu tố nguy cơ cao như: đổ vỡ gia đình, khó khăn kinh tế, con cái hư hỏng, lo lắng trong nghề nghiệp, tiền căn bệnh mạn tính, mất người thân… thì tình trạng Rối loạn tâm thần càng dễ phát sinh và khó lường.
Những Rối loạn tâm thần ở phụ nữ tuổi mãn kinh thường biểu hiện bắt đầu bằng việc họ có những thay đổi về tâm lý, hành vi và cảm xúc. Nữ giới thường cảm thấy buồn rầu, ủ rũ, bực bội, khó chịu, cảm giác mệt mỏi, thiểu lực, uể oải, khó tập trung và không thể nắm bắt được thông tin, giảm sút lòng tự tin. Những lúc này chị em mất quan tâm thích thú trong sinh hoạt hằng ngày, công việc hoặc giải trí. Có ý nghĩ chán nản, buông xuôi, ít chăm sóc bản thân hoặc gia đình, tự cho mình không xứng đáng hoặc tự nghĩ mình có lỗi. Đồng thời, phụ nữ tuổi mãn kinh thường bị rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ít ngủ, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều). Trong bữa ăn, họ thường ăn ít hoặc ăn không ngon miệng, đôi khi ăn quá nhiều. Khi Rối loạn tâm thần nặng, thường có triệu chứng sút cân nhanh, giảm ham muốn tình dục, ít ngủ, thức giấc sớm, có kèm hoang tưởng và ảo giác. Các rối loạn thần kinh thực vật cũng là dấu hiệu của Rối loạn tâm thần ở tuổi mãn kinh: toát mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực, rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi tiểu nhiều lần trong đêm, các triệu chứng về thần kinh, cơ… Rối loạn tâm thần đặc biệt có liên quan đến phụ nữ có các triệu chứng rối loạn vận mạch. Qua khảo sát mối liên hệ giữa các bệnh lý tim mạch và triệu chứng Rối loạn tâm thần ở phụ nữ mãn kinh cho thấy, Rối loạn tâm thần có liên quan mật thiết với các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch (hút thuốc lá, dinh dưỡng thấp, kém vận động, dư cân béo phì, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu…). Điều đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân Rối loạn tâm thần là họ thường có suy nghĩ tiêu cực đối với bản thân như chán sống, tự tử…
Một sô nghiên cứu gần đây về nguy cơ Rối loạn tâm thần sau mãn kinh chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác của tình trạng này. Tuy nhiên, khi cơ thể bước vào giai đoạn thay đổi quan trọng mãn kinh thì không khó giải thích khi thấy những trường hợp này có thể dẫn tới Rối loạn tâm thần cấp tính hay thể nặng là do mất cân bằng hormon trong cơ thể. Hay nói cách khác, Rối loạn tâm thần có liên quan mật thiết với tình trạng hormon của phụ nữ. Cơ thể đã trải qua những thay đổi to lớn trong và sau thời kỳ mãn kinh.
Khi lượng estrogen suy giảm nghiêm trọng giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh được coi là yếu tố then chốt khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ cao bị Rối loạn tâm thần. Thêm vào đó có thay đổi một số hormon khác đã góp phần làm gây Rối loạn tâm thần như bệnh tuyến giáp, đái tháo đường và một số bệnh về rối loạn chuyển hóa khác. Rối loạn tâm thần cũng có liên quan mật thiết với tình trạng suy chức năng buồng trứng sớm. Mối tương tác ngược lại thì Rối loạn tâm thần là một trong những nguyên nhân gây mãn kinh sớm ở phụ nữ.
Phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh cần được tư vấn về tâm lý để phát hiện và điều trị sớm chứng rối loạn tâm thần (ảnh minh họa)
Vượt qua Rối loạn tâm thần tuổi mãn kinh bằng những cách sau:
-Sử dụng liệu pháp hormon thay thế là một giải pháp quan trọng cần thiết cho chị em gặp phải các rối loạn nghiêm trọng giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh. Tuy nhiên, mặc dù nồng độ estrogen sụt giảm khá thấp trong giai đoạn này nhưng nhiều phụ nữ không sẵn sàng cho việc sử dụng liệu pháp hormon thay thế. Nguyên nhân của việc này là do việc sử dụng hormon thay thế có thể gây một số bệnh ung thư nhất định. Vì vậy, không phải phụ nữ nào cũng có thể sử dụng liệu pháp hormon thay thế nên nguy cơ tăng khả năng bị Rối loạn tâm thần hay xảy ra.
Thuốc thường được kê đơn điều trị các triệu chứng rối loạn tâm thần do mãn kinh:
– Thuốc chống trầm cảm, giải lo âu: nhóm thuốc ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin (SSRIs) gồm fluoxetine (Prozac, Sarafem), paroxetine (Paxil, Pexeva), sertraline (Zoloft),…
– Thuốc bình thần, điều chỉnh rối loạn thần kinh thực vật như tofisopam (Grandaxin) có hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng bất an về tâm lý (lo âu, căng thẳng, cáu gắt, khó ngủ,…) và triệu chứng vận mạch (cơn bừng bốc hỏa, hồi hộp, đánh trống ngực,…)
Phụ nữ thời kỳ mãn kinh cần được tư vấn về tâm lý để phát hiện và điều trị sớm chứng Rối loạn tâm thần. Đặc biệt, trường hợp có triệu chứng rối loạn tâm thần rầm rộ cũng như có tình trạng gia đình, kinh tế không may mắn cần được khám và tầm soát để phát hiện sớm và có hướng điều trị kịp thời nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho họ. Trên những bệnh nhân có rối loạn tâm thần vừa và nặng liên quan đến mãn kinh như thế, mà họ bị chống chỉ định với liệu pháp thay thế hormone hoặc không chấp nhận điều trị với liệu pháp thay thế hormone thì các thuốc chống rối loạn tâm thần, kiểm soát lo âu, rối loạn thần kinh thực vật được lựa chọn. Và việc lựa chọn điều trị với các thuốc này do Bác sỹ chuyên khoa điều trị bạn quyết định, dựa trên tình trạng bệnh, cơ địa người bệnh, các bệnh lý kèm theo, tác dụng chính của thuốc tốt và tác dụng phụ của thuốc thấp nhất có thể. Lưu ý điều trị các thuốc chống rối loạn tâm thần phải dùng theo đúng chỉ định, có trường hợp phải dùng suốt đời, không được bỏ thuốc giữa chừng, cũng không nên tự ý dùng thuốc theo truyền miệng, thuốc không rõ nguồn gốc. Vẫn phải dùng thuốc kể cả khi các triệu chứng rối loạn đã suy giảm, thậm chí trở lại gần bình thường. Phụ nữ mắc rối loạn tâm thần do mãn kinh cần tăng cường tập luyện, tham gia câu lạc bộ và tăng cường chia sẻ, giao tiếp vui vẻ, đẩy lùi suy nghĩ tiêu cực, tránh stress,…
Nguồn: SKDS
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…