Từ các nghiên cứu của các nhà khoa học chỉ ra rằng trong cá ngựa có chứa sinh tổng hợp prostaglandin, là chất đóng vai trò điều hòa thần kinh, hormone và hệ miễn dịch. Prostaglandin và tiền chất của nó có khả năng kích thích sự tiết hormone oxytocin và sự cường dương bằng cách tác động đến vùng điều khiển tình dục của tuyến yên trong não người.
Cách chế biến cá ngựa làm thuốc:
Sau khi mua những con cá ngựa tươi về đảm bảo vẫn còn nguyên vẹn thân cá sắc chắc, mắt cá trong và lồi.
Do cá sống ở ngoài biển khơi, trang trại chỉ ăn tôm nhỏ nên rất sạch. Chỉ cần rửa qua nước sạch trước khi đem phơi khô.
Phơi trên mặt mẹt cho ráo nước. Cá ngựa khô khi mắt cá co lại, lõm sâu vào hốc mắt. Khi đã khô hoàn toàn ghép cặp cá ngựa đực cái vào với nhau để làm thuốc.
Một số món ăn từ cá ngựa:
Cháo cá ngựa: Dùng món cháo nấu từ 20g cá ngựa, 100g tôm tươi, cùng vị thuốc nhân sâm (15g) và bắc kỳ, kỷ tử (cùng 12g), gạo tẻ, gừng và gia vị. Gạo tẻ (50g) đem vo sạch. Cá ngựa và tôm giã nhuyễn. Đem các nguyên liệu nấu cháo. Khi cháo chín, lấy xác vị thuốc bắc kỳ bỏ ra, nêm nếm gia vị. Dùng rất tốt cho người hay bị đau lưng và nhức mỏi.
Cá ngựa hầm thuốc bắc: Tôm nõn 15g, hải mã (cá ngựa) 10g, gà non 1 con (nặng chừng 500g). Gà làm thịt, bỏ nội tạng, rửa sạch; tôm nõn và hải mã ngâm nước ấm trong 10 phút rồi cho vào trong bụng gà; đặt con gà vào 1 chiếc bát lớn, chế đủ gia vị rồi đem hầm cách thủy cho chín nhừ, chia ăn trong 2 ngày, cứ 3 đến 5 ngày ăn 1 con, 5 con là 1 liệu trình. Tác dụng ôn bổ thận dương, dưỡng huyết điền tinh, cải thiện khả năng tình dục.
Cháo cá ngựa – nhân sâm: 20g cá ngựa, 20g tôm tươi, 15g nhân sâm, 29g huỳnh kỳ, 30g liên nhục, 16g kỷ tử, cùng 50g gạo thơm và 4g gừng. Vo sạch gạo, cá ngựa và tôm giã nhuyễn, rồi cho các nguyên liệu cùng lượng nước vừa đủ đem nấu cháo. Nấu vừa chín tới, cho gừng vào, nêm nếm gia vị. Ăn lúc còn nóng ấm, ăn liên tục mỗi tuần 3-5 lần. Trị lãnh cảm, không xuất tinh sớm, xuất tinh không có tinh dịch , rối loạn cương dương.
Cá ngựa kho củ súng: Cá ngựa một đôi, củ súng 200g, gia vị vừa đủ.
Một số bài thuốc quý từ cá ngựa
Hen suyễn: Cá ngựa 5g, đương quy 10g, đem nấu với 200 ml, nấu còn lại 50-70 ml nước sắc. Uống 1 lần trong ngày.
Chữa liệt dương, phụ nữ chậm có con do dương khí suy: Cá ngựa 30g, nhân sâm 30g, cốt toái bổ 20g, long nhãn 20g. Tất cả cắt nhỏ, ngâm với 1 lít rượu trong 7 – 10 ngày, càng lâu càng tốt. Ngày uống 20 – 40ml, có thể pha thêm mật ong.
Liệt dương, di tính, tảo tiết, bạch đới khí hư: Cá ngựa 2 con, gà sống non 1 con, nấm hương ngâm nước cho nở. Gà luộc, rút bỏ xương, đặt cá ngựa, nấm hương, hành hoa hoặc hành củ thái lát, gừng tươi thái lát lên trên và xung quanh, thêm muối, rượu, gia vị hầm nhừ trong khoảng 30 phút, gắp bỏ hành, gừng, thêm tiêu, ớt, gia vị.
Viêm thận mạn tính: Cá ngựa 1 con, bầu dục heo 1 quả. Cá ngựa rửa sạch, cắt nhỏ, rang chín vàng giòn, tán thành bột. Bầu dục heo bổ đôi, rửa sạch, cho bột cá ngựa vào, rồi đem hấp cách thủy. Ăn hết trong ngày, dùng liền 15-20 ngày
Liệt dương, viêm sưng hạch, u bướu vùng bụng, sưng tấy do chấn thương: Cá ngựa một đôi, gạo tẻ 50g. Cá ngựa rửa sạch, chặt nhỏ, nấu chín, cho gạo tẻ vào nấu thành cháo, thêm gia vị thích hợp.
Hen suyễn, suy nhược thần kinh: Cá ngựa từng đôi (cứ 1 con đực 1 con cái) làm sạch bỏ ruột sao vàng hoặc nướng chín vàng tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 4-6g, uống với nước nóng, ngày uống 1-2 lần. Dùng cho các trường hợp Chữa hen suyễn khò khè.: Cá ngựa 5g, dương quy 10g. Đem sắc với 200ml nước, lấy 50 – 70ml uống 1 lần trong ngày.
Phụ nữ chậm có con: Một cặp cá ngựa được sấy khô vàng, tán thành bột mịn, mỗi ngày dùng khoảng 3g, uống cùng với rượu, tốt nhất nên uống vào buổi tối.
Yhocvn.net (TH)
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…