Cách đây vài năm, khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng ăn nhiều, đi tiểu nhiều nhưng sụt cân liên tục và thường xuyên ngủ gật, bà Xuân (Nam Định) cho rằng do thiếu chất, cơ thể suy nhược. Nhưng từ một người luôn giữ cân nặng 60-65kg, đột nhiên giảm xuốg còn 47kg khiến bà và gia đình hết sức lo lắng.
Theo lời bà Xuân,khi đi khám, bà nghĩ bản thân đang có khối u ác tính nên mới nhanh sụt cân như vậy. Tuy nhiên, khi đến bệnh viện, bà choáng váng khi được kết luận mắc bệnh tiểu đường.
Từ đó, bà Xuân bắt đầu những ngày ăn uống kiêng khem, thậm chí phải từ bỏ những món ưa thích đặc biệt là các đồ ăn ngọt. Nhưng bà Xuânvẫn đi làm nên không bỏ được thói quen ăn uống bên ngoài. Những tưởng như vậy là đủ, một thời gian sau, bà Xuân lại quay về với chế độ ăn ban đầu. Hàng ngày, bà vẫn ăn kẹo, bánh, các loại đồ ngọt.
Sau 3 năm, cơ thể bà Xuânngày càng yếu, sức khỏe tụt dốc, da xám xịt. Đặc biệt, khác với trước đây, bà Xuân nhìn màn hình tivi không rõ, mắt nhức mỏi ngày càng nhiều hơn.
“Tôi thấy cơ thể ngày càng mệt mỏi, đi đo đường huyết ở mức cao khoảng 18, bác sĩ yêu cầu nhập viện. Mắt tôi nhìn ngày càng kém, đeo kính lão cũng không giải quyết được gì. Bác sĩ nói đó là dấu hiệu biến chứng ở mắt, tôi mới ngớ người vì không ngờ là căn bệnh này có thể gây ra biến chứng ở mắt”,bà Xuân nói.
Còn anh Bích (Hà Nam) mấy năm nay phải kiên trì điều trị biến chứng ở mắt dotiểu đường. Cách đây mấy năm, đường huyết trong máu của anh tăng cao, nhưng chỉ uống thuốc tạm thời, có tháng đi khám, có tháng không đi khám. Hàng ngày anh cũng không kiểm tra đường huyết thường xuyên. Cho nên không hề biết đường trong máu thường xuyên ở mức 14-15 gây nguy hiểm cho các cơ quan trong cơ thể.
“Hơn 1 năm trở lại đây, một bên mắt của tôi không còn nhìn thấy rõ. Mắt còn lại nhìn cũng hơi mờ. Tôi đang phải điều trị để tránh bị mất thị lực. Một phần nguyên nhân do tôi chủ quan không chịu đi thăm khám thường xuyên nên không biết đường huyết tăng cao”, anh Bích phân trần.
Mắt có thể mù lòa do biến chứng
Trao đổi với chúng tôi, bác sĩ chuyên khoa 1 Lê Thành Nam cho hay, bệnh nhân tiểu đường đối diện với nhiều nguy cơ biến chứng như suy thận, suy gan, tim mạch, đột quỵ, vết thương lâu lành. Nhưng biến chứng mọi người ít để ý là mắt nhìn bị mờ dần.
“Sở dĩ ít người để ý, một phần là do người mắc bệnh tiểu đường ở tuổi cao thường nghĩ đó là dấu hiệu của tuổi già. Cho nên người bị tiểu đường không để ý hoặc nếu để ý cũng thờ ơ và không đi thăm khám bác sĩ cẩn thận. Chỉ khi mắt mờ dần hay mất thị lực mới hốt hoảng đi khám”, bác sĩ nhấn mạnh.
Trong số các biến chứng ở mắt do tiểu đường thì bệnh võng mạc tiểu đường là thường gặp nhất. Trong mắt có các động mạch và các mao mạch, ở bệnh nhân tiểu đường các mao mạch giãn ra nên các chất như mỡ, dịch sẽ đi vào trong mắt.
“Quá trình thâm nhập này làm cho hoàng điểm bị phù. Khi hoàng điểm bị phù có nghĩa là khả năng nhìn rõ các vật trước mắt giảm đi đáng kể. Nếu quá trình này kéo dài sẽ khiến cho mắt bị mất thị lực. Người bệnh thậm chí còn bị mù lòa”, bác sĩ nhấn mạnh.
Với bệnh nhân tiểu đường, mao mạch bị tắc nên máu nuôi dưỡng võng mạc giảm. Khi đó có thể sinh ra các mạch máu bất thường gây vỡ dẫn đến chảy máu mắt khiến mắt bị mờ đột ngột.
“Cho nên, bệnh nhân không được chủ quan. Cách đi khám định kỳ, thường xuyên ở bệnh nhân tiểu đường là cách phòng tránh mờ mắt, mù lòa tốt nhất”, bác sĩ nói.
Hà Phương
Nguồn: Emdep
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…