Năm 2013, sau khi tắm xong, chị Phạm Thị Cẩm Bào (42 tuổi, sống tại Hà Nội) thấy trên ngực xuất hiện 1 vệt hồng nhỏ. Chị có tâm sự với chồng, chồng chị nói do kỳ cọ nhiều nên mới đỏ như vậy. Nhưng tính vốn cẩn thận, chị Cẩm Bào đã quyết định đi khám. Kết quả chị Cẩm Bào phát hiện mắc ung thư vú phải giai đoạn 2 có 10/20 hạch đã di căn.
“Tôi không có bất cứ biểu hiện gì của bệnh ung thư. Trước khi phát hiện bệnh, nhiều người còn khen da trắng trẻo, hồng hào… nào ngờ có bệnh trong người”, chị Cẩm Bào nói.
Khi biết mắc bệnh, chị Cẩm Bào cảm thấy rất hụt hẫng nhưng sau đó chị nghĩ “có bệnh thì phải điều trị”. Cho nên thay vì lo sợ, chị nhập viện ngay để điều trị.
Chị Cẩm bào đã phải cắt bỏ ngực phải, trải qua 6 đợt hóa trị (mỗi đợt cách nhau 18-20 ngày), 25 đợt xạ trị. Các khối u đã bay hết, nhưng chị Cẩm Bào đã xác định tinh thần, bệnh có thể quay lại bất cứ lúc nào.
Đến tháng 2/2016, chị Cẩm Bào đi khám định kỳ theo lịch hẹn. Lần này chị phát hiện ung thư di căn xương chậu phải. Chị phải nhập viện để điều trị. Chị tiếp tục quá trình trị liệu 20 đợt hóa chất, mỗi đợt cách nhau 1 tuần, 10 mũi xạ triệu chứng giảm đau.
T1- tinh thần lạc quan vui vẻ
Luôn cười vui vẻ, ít ai nghĩ chị Cẩm Bào đang mang trong mình căn bệnh ung thư vú di căn xương chậu.
4 năm đi điều trị với “bí quyết 4T” giúp cho chị Cẩm Bảo sống chung với căn bệnh ung thư. Chị hiểu được bệnh ung thư tốn nhiều tiền, không thể chữa khỏi mà chỉ duy trì và sống chung hòa bình.
Theo chị Cẩm Bào, chữ T đầu tiên trong “bí quyết 4T” chính là tinh thần. Người bệnh ung thư phải giữ cho mình tinh thần lạc quan yêu đời.
“Là người đồng cảnh bệnh tật, tôi hiểu nỗi đau về tinh thần, thể xác của người bệnh ung thư. Tôi nghĩ rằng ý nghĩa của một ngày sống chứ không quan trọng số lượng sống bao nhiêu ngày. Nên làm những việc trái tim mách bảo”, chị Cẩm Bào Tâm sự.
Không chỉ giữ vững tinh thần lạc quan, yêu đời, chị Cẩm Bào còn đang cố gắng truyền tinh thần đó có những người đồng bệnh khác. Chị muốn gửi thông điệp tới những người đồng bệnh ung thư không tuyệt vọng. Hãy bỏ những nỗi buồn sau lưng và luôn nhìn về phía trước, cố gắng lạc quan yêu đời.
Buổi sáng của chị Cẩm Bào bắt đầu từ 4h30, chị dậy sớm thu xếp mọi trong gia đình để 7h30 đến 8h30 và từ 12h đến 13h, chị có mặt tại Khoa Nội 1, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội giúp đỡ cho người bệnh nhân bị ung thư như chị.
T2- tập luyện phụ hợp với sức khỏe
Nếu như tinh thần là liều thuốc để tiếp thêm hy vọng sống thì tập luyện là cách để tăng sức chịu đựng của cơ thể. Chị Cẩm Bảo cho biết, tập luyện vừa sức đã giúp cho chị có sức khỏe dẻo dai để chống lại bệnh tật.
Chị lựa chọn cách đi bộ nhẹ nhàng để tập luyện. Hoặc làm những công việc đơn giản trong gia đình như dọn dẹp nhà cửa, lau nhà, giặt quần áo, làm bếp…
“Hãy chơi bất cứ môn thể thao mà bạn yêu thích và sức khỏe cho phép. Khỏe mạnh về thể chất, lạc quan về tinh thần bệnh tật sẽ tự thoái lui”, chị Cẩm Bào nói.
T3- Thực phẩm ăn đa dạng
Theo chị Cẩm Bào, quá trình trị liệu truyền hóa chất, xạ trị của bệnh nhân ung thư mất nhiều sức. Để nhanh hồi phục bệnh nhân ung thư nên ăn đa dạng các loại thực phẩm. Không kiêng khem bất kỳ thực phẩm nào.
Thực tế cho thấy 80% bệnh nhân ung thư chết do sụt cân, 20% do suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Vì vậy cần phải ăn uống các nhóm thực phẩm cân đối và đa dạng. Cần phải ăn đủ 4 nhóm thực phẩm như: chất đạm, bột đường, chất béo, vitamin và chất khoáng, uống nhiều nước.
Sau trị liệu, nên ăn nhiều thực phẩm giàu đạm, giàu sắt để nhanh chóng lấy lại sức khỏe. Người bệnh ung thư nên từ bỏ quan điểm sai lầm “nhịn đói sẽ khiến cho tế bào ung thư đói mà chết”. Cũng không nên chỉ ăn chay sẽ không đủ dinh dưỡng để cơ thể có năng lượng chống lại bệnh tật.
T4- thuốc
Yếu tố cuối cùng của bí quyết 4T phải uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Khi bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị thì phải tuân thủ theo.
“Thầy chỉ làm được chữ T đưa ra phác đồ và cho thuốc thích hợp. Người bệnh nhân ung thư phải tự thực hiện 3 chữ T còn lại mới mang lại nụ cười cho chính mình”, chị Cẩm Bào chia sẻ.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…