Khốn khổ vì mất sữa
À ơi cậu con trai hơn 3 tháng tuổi trên tay, chị Triệu Thị Hoa (25 tuổi, trọ tại đường Ba La, quận Hà Đông, Hà Nội) tâm sự:“Mình ít tuổi nên chẳng có kinh nghiệm gì khi sinh con. Mẹ mình bảo sinh thường sữa nhanh về cho con mà mình sinh thường đến ngày thứ 2 sữa mới về nhưng ít lắm.
Cứ tưởng ăn cháo chân giò, chân chó vào sẽ nhiều sữa nhưng mình ăn liên tù tì cả tháng trời mà sữa vẫn ít. Mình lại ăn không ngon, đêm cũng không ngủ nổi. Con quấy, gắt ầm ĩ vì khát sữa nên đêm nào cũng phải lọ mọ pha sữa cho con khiến mình càng mệt mỏi hơn. Sữa cứ thế mà ít đi . Được gần một tháng thì sữa mình gần như mất hẳn”.
Để có sữa cho con bú, thấy ai mách gì chị Hoa cũng áp dụng: uống chè vằng, các loại bột ngũ cốc, các loại cốm lợi sữa… nhưng lượng sữa cải thiện không đáng kể.
Chị Hoa vẫn bị mất ngủ và ăn uống kém, chị buồn rầu chia sẻ: “Mình áp dụng mọi phương pháp rồi nhưng không khả quan lắm, mình vẫn mệt vì ăn không ngon và mình vẫn không ngủ được. Đêm nào cũng chong chong đến hơn 3h sáng mới ngủ. Mệt lắm!”
Hành trình khơi lại nguồn sữa cho con của chị Hoa không ít khó khăn, vất vả nhưng cuối cùng mẹ trẻ 9X cũng tìm ra phương pháp chữa ít sữa, mất sữa để có thể nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ.
Chị Hoa vui mừng chia sẻ cơ duyên tìm được bí kíp chữa ít sữa, mất sữa mà mình đã áp dụng: “Khi con mình được hơn 1 tháng, mẹ mình từ quê ra chăm cháu. Thấy chồng mình pha sữa công thức cho con bú, mẹ mình đã rất ngạc nhiên và yêu cầu mình phải cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu.
Nhưng mình làm gì có nhiều sữa đâu? Thế rồi sau khi mắng 2 vợ chồng mình một hồi vì cái tội đã không biết còn không chịu hỏi han người lớn, bà sai chồng mình vào làng kiếm cho bà 7 cái lá mít (con trai) mang về cho bà làm mẹo gọi sữa về. Bà bảo, đây là kinh nghiệm dân gian, ở quê bà mẹ nào bị ít sữa sau sinh đều dùng cách này”.
“Cách bà gọi sữa về cũng cực kì đơn giản, 7 lá mít sau khi được chồng mình hái về đem đi rửa sạch, để ráo, cho vào nồi nước sôi. Sau đó, dùng chiếc lược mà mình hay chải đầu vuốt xuôi lên bầu ngực nhiều lần.
Tiến hành nhiều lần đến khi nào sữa ra mới thôi. Kết hợp cách chữa mẹo của bà ngoại, mình vẫn kiên trì ăn móng giò nấu cháo, chân chó hầm, chân chó nấu đu đủ, cơm nếp. Thậm chí, mình còn dùng cơm nếp để massage ngực vì sợ có thể mình đang bị tắc tia sữa.
Bên cạnh đó, mình cũng tích cực uống nhiều nước, ăn những thực phẩm lợi sữa và dù không có sữa mình vẫn cho con bú đều để kích sữa, nếu con không chịu bú mình lại dùng máy để hút. Có mẹ lên chăm, mình cũng đỡ vất vả, lại nhận được sự động viên của bố mẹ và chồng nên tâm trạng mình cũng vui vẻ, thoải mái hơn”, chị Hoa cho biết thêm.
Sữa về, mẹ vui, con khỏe
Nhìn bé con bụ bẫm, ngủ ngon lành trên tay mình, chị Hoa nở nụ cười hạnh phúc kể tiếp: “Con mình bụ được như thế này là nhờ bú mẹ đấy ạ. Tháng đầu ăn sữa công thức con tăng có 8 lạng. Cả nhà cứ sốt ruột, nhất là ông bà 2 bên xót con cháu lắm. Thế mà từ sau 1 tháng, cháu bú mẹ hoàn toàn đến nay hơn 3 tháng mà con mình được hơn 7 kg rồi.Trộm vía lắm”.
Con khỏe mạnh là mong mỏi lớn nhất của bố mẹ nhưng nếu con cứ còi, bé mãi thì bố mẹ, ông bà nào cũng xót ruột. Với chị Hoa cũng không ngoại lệ, nhưng giờ đây chị Hoa vui mừng vì con vừa bụ bẫm lại vừa cứng cáp.
Lúc này, vừa với tay lấy chiếc khăn mỏng thấm sữa trào làm ướt áo, chị Hoa vừa háo hức kể: “Mẹ mình vừa ra được thời gian, sữa mình ra nhiều và đặc lắm. Làm mẹo lần thứ nhất, lần thứ 2 chưa thấy biểu hiện gì mình cũng lo lắm, nhưng đến lần thứ 3 thì sữa mình về. Ngực mình chưa bao giờ căng sữa như vậy.
Từ đấy, sữa lúc nào cũng nhiều, con bú một bên thì một bên sữa bắn tia ra. Ngực lúc nào cũng căng chứ không mềm, nát như trước. Bây giờ mỗi lần sau khi con bú, mình vẫn vắt được 150ml. Con khỏe, tâm trạng thoải mái nên mình ăn được và ngủ tốt hơn hẳn. Mình ăn rất khỏe mà vào sữa hết hay sao ấy, mình chẳng bị béo lên tẹo nào”.
Theo Bảo Trang/Phụ nữ TP HCM
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…