Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu que kem, nên chọn kem theo tiêu chuẩn nào tưởng chừng đơn giản nhưng không có nhiều mẹ để ý vấn đề này.
Trong những ngày nóng, kem luôn là món khoái khẩu của con bởi hương vị hấp dẫn và cảm giác mát lạnh. Tuy nhiên, đôi khi những người làm cha mẹ như mình lại không biết cho con trẻ ăn kem thế nào mới đúng cách.
Thói quen xấu từ chuyện cho con ăn vặt
Chị Diệu Hương, Tp. HCM chia sẻ: Cũng như bao trẻ nhỏ khác, Bé Bo nhà mình 9 tuổi và là một trong những tín đồ của thực phẩm lạnh, đặc biệt là kem. Mỗi ngày đón bé từ trường về, mình thường cho con tiền mua kem ở xe kem ngay trước cổng trường.
Mấy loại kem này thường không có nhãn hiệu, chủ yếu là hương vị thơm ngon nên bé thích thôi. Không chỉ bé Bo, mình thấy rất nhiều trẻ khác cũng tấp nập mua kem từ những xe kem bán dạo trên đường phố hay trước cổng trường học. Mình đã nghĩ kem nào thì cũng vậy thôi, chủ yếu là không cho con nít ăn nhiều, vì ăn nhiều đồ lạnh dễ viêm họng lắm.
Dạo gần đây mình thấy báo, đài nói về quy trình sản xuất kinh hoàng của những nhãn kem trôi nổi. Ban đầu mình không tin lắm, nhưng sau đó cũng đi hỏi thăm ý kiến một số mẹ khác thì được biết nhiều loại kem bán dạo được sản xuất từ những cơ sở làm kem “chui”, không có giấy phép hoặc không đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm khiến mình hoang mang.
Mình bắt đầu thấy lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm của những loại kem bán dạo này. Bé Bo đang tuổi lớn, sức đề kháng, hệ tiêu hóa đều chưa hoàn thiện nên thỉnh thoảng cũng bệnh vặt.
Nếu ăn phải những loại kem mất vệ sinh như vậy rất dễ gây nên các bệnh về rối loạn tiêu hóa. Vậy nên, mình cắt luôn khoản tiền ăn vặt và chủ động chọn một số món bé thích như kem để sẵn ở nhà. Như vậy mình có thể kiểm soát được cả số lượng cũng như chất lượng những món quà vặt mà bé dùng hàng ngày.
Cho con ăn kem đúng cách
Mình thường chỉ cho Bo ăn nhiều nhất 1 que kem mỗi ngày. Sản phẩm kem mình lựa chọn là những loại kem có thương hiệu uy tín, được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại từ những nguyên liệu rõ nguồn gốc và đảm bảo được các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
Yếu tố này rất quan trọng vì rất nhiều loại kem sản xuất chui vẫn có bao bì, nhãn mác nhưng được đóng gói không đúng quy cách và không có thời hạn sử dụng. Một số sản phẩm chỉ ghi “Sử dụng trong vòng 10 ngày” nhưng lại không ghi rõ ngày sản xuất hay địa chỉ cơ sở sản xuất. Bên cạnh đó khâu đóng gói bằng tay không cũng tiềm ẩn rất nhiều ẩn họa cho sức khỏe của con.
Sẵn đây, mình cũng muốn chia sẻ với các mẹ bí quyết “mua kem sạch – lựa kem ngon” mà mình vẫn áp dụng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các thiên thần nhỏ nhé.
– Mua kem ở các siêu thị hay cửa hàng lớn.
– Lựa chọn những nhãn hiệu kem có uy tín.
– Kiểm tra kỹ bao bì sản phẩm: đóng gói cẩn thận, có đầy đủ thông tin xuất xứ, thành phần, hạn sử dụng…
– Lưu ý các tỉ lệ các thành phần trong kem, nguyên liệu chế biến có nguồn gốc rõ ràng.
– Đừng quên kiểm tra kỹ ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì.
Là cha mẹ, đôi khi vì bận quá không có thời gian quan sát những món hàng ăn vặt, vô tình mang đến những hiểm hoạ khôn lường cho con cái. Các mẹ nên ghi nhớ các bí quyết trên để giúp con ăn vặt đúng và an toàn.
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…