Categories: Thuốc

“Bí kíp” giúp bạn chữa nhiệt miệng cực nhanh, sẵn sàng đón Tết

Nhiệt miệng sẽ ngăn cản bạn tận hưởng những món ăn ngon lành ngày Tết. Vì vậy, hãy áp dụng ngay bí kíp trong bài để “xóa sổ” những nốt nhiệt khó chịu.

Tại sao bạn lại bị nhiệt miệng?

Viêm loét niêm mạc miệng, thường được gọi là nhiệt miệng, là một bệnh thường gặp. Người bị nhiệt miệng thường xuất hiện những vết tròn màu trắng trong niêm mạc miệng. Vết trắng sẽ to dần rồi vỡ thành vết loét khiến người bệnh đau đớn mỗi khi nói chuyện, ăn uống. Với những vết loét ở vùng lưỡi, môi, lợi lại càng ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày.

Thông thường, vết loét sẽ có xu hướng tự lành sau vài ngày. Tuy nhiên, trong trường hợp biến chứng sẽ kéo dài thời gian hơn.

Tết là thời gian nghỉ ngơi và ăn uống. Ăn tất niên, ăn tân niên, đi chúc Tết, đi liên hoan,… những buổi tiệc kéo dài liên miên suốt ngày. Nếu bị nhiệt miệng, bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi muốn chung vui với bạn bè, người thân.

Có rất nhiều nguyên nhân gây nhiệt miệng như: Suy giảm chức năng gan, áp lực tinh thần, căng thẳng, stress khiến hệ miễn dịch suy giảm; do nhiễm khuẩn; rối loạn nội tiết;… Trong đó, suy giảm miễn dịch là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phát sinh nhiệt miệng.

Nhiệt miệng khiến người bệnh ăn uống khó khăn.

Cách chữa nhiệt miệng nhanh chóng để đón Tết vui vẻ

Để chữa nhiệt miệng nhanh chóng, các bạn có thể dùng vitamin C liều cao, các loại vitamin A, B2 hoặc kem bôi miệng chứa Chlorhexidine digluconate. Còn với bạn nào không thích dùng thuốc tây có thể thử một trong những bài thuốc dân gian sau đây.

Bột sắn dây: Bột sắn dây là một trong “thần dược” được nhiều người sử dụng khi bị nhiệt miệng. Bột sắn dây lành tính, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, giúp giảm đau rát, tiêu độc vết nhiệt miệng nhanh chóng. Người bị nhiệt miệng nên uống bột sắn dây ngày 2 lần, pha với nước đun sôi để nguội, uống từ 10 – 15g/ ngày thì sẽ sớm hết bệnh.

Bột sắn dây được sử dụng nhiều để chữa nhiệt miệng.

Nước dừa, nước hạt rau mùi, nước củ cải: Bạn có thể súc miệng hàng ngày bằng nước dừa, nước hạt rau mùi, nước củ cải. Ngày súc miệng 3, 4 lần sẽ nhanh khỏi.

Các loại nước súc miệng có thể dùng nhiều là nước rau mùi, nước dừa, nước củ cải,..

Cà chua, húng chó: Ép cà chua lấy nước, mỗi ngày uống 3 – 4 lần sẽ nhanh chóng chữa khỏi bệnh nhiệt miệng. Tương tự, nếu các bạn nhai lá húng chó, ngày 5 – 6 lần với nước lạnh cũng có hiệu quả tốt.

Nước ép cà chua vừa đẹp da lại chữa nhiệt miệng.

Lá rau ngót: Trong dân gian, cũng có nhiều bài thuốc bôi lên vết nhiệt miệng có tác dụng nhanh. Trong đó phải kể đến việc giã lá rau ngót, lấy nước hòa với mật ong, bôi lên vết nhiệt miệng.

Ngoài ra, một số loại hoa quả giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, các bạn có thể uống hàng ngày để tránh bị nhiệt miệng tái phát như chè tươi, cam, chanh, nhân trần, diếp cá,…

Để hạn chế nhiệt miệng, các bạn không nên ăn đồ cay, nóng nhiều, hạn chế chất kích thích như rượu, bia, café,… Những ngày Tết, thường nhiệt miệng dễ xuất hiện hơn do ăn nhậu nhiều. Nên cân đối bằng cách ăn, uống nhiều đồ mát, uống nhiều nước, vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Chúc các bạn ăn Tết vui vẻ, không lo bị nhiệt miệng.

Đông Anh

(Theo Congluan)

Xem thêm video: 7 loại thực phẩm giàu chất sắt bạn không nên bỏ qua

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 days ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

2 days ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

2 days ago

Đi bộ hàng ngày giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Đi bộ là môn thể thao đơn giản không cần thiết bị tập, không mất…

3 days ago

4 môn thể thao giảm mỡ gan cực hiệu quả

Duy trì tập luyện thể thao hàng ngày mang lại những lợi ích thiết thực…

7 days ago

Những bài thuốc chữa bệnh hay từ cây hoa nhài

Hoa nhài sở hữu mùi hương độc đáo được trồng làm cây cảnh trong vườn…

7 days ago