Crocker và Hy-Brasil, là hai cái tên khiến các nhà hàng hải và sử gia mất hàng trăm năm để tìm kiếm và giải đáp nhưng vẫn không có câu trả lời.
Đảo Crocker
Trong kho lưu trữ của Hiệp hội địa lý Mỹ ở Milwaukee vẫn còn lưu lại tấm bản đồ trăm năm tuổi với một bí mật đặc biệt. Đó là tấm bản đồ về hòn đảo mang tên “Crocker” với chú thích “Phát hiện bởi Peary năm 1906”.
Đảo Crocker trên bản đồ.
Peary chính là nhà thám hiểm Robert Peary rất nổi tiếng hồi cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Ước mong là người đầu tiên chinh phục Bắc Cực, ngay sau khi giải ngũ vào hè 1905, ông lập tức rời New York lên tàu Roosevelt hướng thẳng tới Đại Tây Dương. Tuy nhiên do gió bão quá mạnh và lương thực không đủ, ông phải quay về khi mới đi được vài trăm hải lý.
Vẫn không nản chí, ông bắt đầu xin tài trợ, trong đó hào phóng nhất là thương gia George Crocker với 50.000 USD, con số khổng lồ thời bấy giờ. Đổi lại, Peary phải tìm một vùng đất mới và lấy Crocker để đặt tên. Sau chuyến đi dài kết thúc năm 1906, Peary viết trong tự truyện rằng ông đã tìm thấy một ngọn núi ngoài khơi phía bắc Canada và đặt tên nó là Crocker đúng như thỏa thuận.
Peary trên thuyền.
Cũng trong năm 1906, Peary thành công khi tới được Bắc Cực và được tôn vinh khắp nơi. Ăn mừng chiến thắng không lâu thì Frederick Cook, một người bạn từng tham gia thám hiểm cùng Peary từ năm 1891 phản bác, cho rằng anh ta đã đặt chân lên Bắc Cực trước Peary một năm. Cuộc tranh cãi giành công trạng về phía mình vô cùng ầm ỹ vào thời bấy giờ. Để hạ uy tín Peary, Cook nói rằng đảo Crocker thực chất không hề tồn tại. Đúng như mong muốn, công chúng quay sang nghi ngờ.
Để bảo vệ Peary, nhà thám hiểm MacMillian từ ĐH Illinois và Hội Địa lý Mỹ lên đường tìm sự thật năm 1913 cùng nhiều thiết bị tối tân, bao gồm cả máy phát radio trực tiếp. Phải đổi phương tiện vì con tàu cũ đắm, MacMillian tiếp tục hành trình, nhưng không hề thấy hòn đảo như Peary mô tả.
Khi sắp nản chí, một thủy thủ Hải quân Mỹ báo rằng anh ta nhìn thấy một ngọn núi trắng phía chân trời kèm theo tọa độ, nhưng sau 5 ngày rà soát MacMillian vẫn không thấy gì. Anh nghi ngờ thủy thủ này đã gặp phải hiện tượng “fata morgana” gây ảo ảnh thị giác rằng có núi non phía chân trời, còn hòn đảo đã bị che khuất bởi mây và các hiện tượng thời tiết. MacMillian không muốn tin rằng Peary nói dối hay bị ảo giác .
Hành trình về Mỹ của đoàn MacMillian không hề thuận lợi. Bị thời tiết khắc nghiệt tra tấn, những con chó họ đem theo chết dần. Họ kẹt lại trong khu vực băng tuyết 3 năm, cố gắng cầm cự cho tới khi được cứu trợ vào năm 1917. Trong thời gian này, họ thu thập thêm hình ảnh và dữ liệu khoa học, nhưng tuyệt nhiên không thấy bóng dáng hòn đảo.
MacMillian trong bộ đồ lông thú chống rét.
Về nhà, MacMillian chưa từng chất vấn Peary về sự tồn tại của đảo Crocker cũng như động cơ bịa chuyện. Bản thân Peary bào chữa rằng gần Bắc Cực thì tầm nhìn khá hẹp và việc quan sát vô cùng khó khăn khi bốn bề trắng xóa. Ghi chép cá nhân thành viên nhóm Peary cũng không nhắc tới mảnh đất này, nhưng họ lại không muốn lên tiếng chính thức. Hơn 1 thế kỷ trôi qua, tất cả đã thành người thiên cổ, còn dấu tích về đảo Crocker chỉ còn trong những bản đồ cũ.
Năm 1938, mọi sự nghi ngờ chấm dứt khi phi công Isaac Schlossbach bay qua địa điểm trên bản đồ, và chỉ thấy màu nước biển xanh rì trải dài vô tận. Dấu tích còn lại của hòn đảo Crocker giờ chỉ còn trong tấm bản đồ cũ kỹ.
Đảo Hy-Brasil
Sau gần 200 năm biến mất, hòn đảo Hy-Brasil lại xuất hiện và khiến các nhà khoa học một lần nữa đặt ra câu hỏi xoay quanh những bí mật về “người ngoài hành tinh”.
Tọa độ của Hy-Brasil trên bản đồ cổ (ô vuông trên).
Những tài liệu ghi chép lại cho biết Hy-Brasil là một hòn đảo nhỏ nằm ngoài khơi bờ biển Ireland và đã xuất hiện trên các bản đồ trong thời đại của thăm dò.
Hòn đảo này còn có nhiều tên gọi khác như Brasil, Hy-Breasal, Hy-Brazil, Hy-Breasil và Brazir. Tuy nhiên tất cả những cái tên đều có nguồn gốc bắt nguồn từ chữ Breasal mà theo ngôn ngữ và văn hóa của người Celt nghĩa là “lãnh chúa của thế giới”.
Bí ẩn của hòn đảo Hy-Brasil vẫn chưa một lần được khám phá. Ảnh: Internet
Những lần xuất hiện trên bản đồ của “hòn đảo ma”. Đôi khi nó xuất hiện ở những địa điểm hơi khác nhau trên mỗi tấm bản đồ khác nhau theo thời gian.
Một tấm bản đồ vẽ năm 1570 miêu tả hòn đảo ma.
Khi xuất hiện đầu tiên trên bản đồ, đã có rất nhiều nhà thám hiểm đại dương là lên đường tìm kiếm và khám phá hòn đảo bí ẩn này nhưng đều thất bại trở về.
Đến năm 1497, sứ giả Pedro de Ayala của Tây Ban Nha đã gửi thư cho đức vua của mình và thông báo rằng: “Nhà thám hiểm John Cabot, người nhận lệnh khám phá hòn đảo thần bí Hy-Brasil của đức vua Henry VII của Anh, đã tìm ra và đặt chân lên Hy-Brasil.”
Nhưng phải đến năm 1674, khi thuyền trưởng Scotland John Nisbet phát hiện ra hòn đảo trong chuyến đi từ Pháp tới Ireland thì người ta mới biết đến sự tồn tại của một hòn đảo nằm cách miền tây Ireland hơn 200km.
Đoàn của John Nisbet đã gặp chủ nhân của hòn đảo. Họ là những tu sĩ biết ảo thuật sống trong một lâu đài lớn bằng đã trên đảo cùng với những con thỏ đen to lớn.
Nhưng sau đó, hòn đảo đã biến mất không để lại bất kỳ dấu vết nào. Rất nhiều đoàn thám hiểm đã cố gắng tìm lại hòn đảo này nhưng đều không có kết quả. Họ gọi Hy-Brasil là “đảo ma” và đến năm 1980, nó không còn được vẽ trên bản đồ hàng hải thế giới.
Theo dự đoán, khoảng 80% hòn đảo Hy-Brasil từng ở địa điểm khoanh vàng. (Hình ảnh chụp từ Google Earth.)
Có rất nhiều truyền thuyết, câu chuyện li kỳ xung quanh hòn đảo này.
Theo truyền thuyết Aile, hòn đảo này ngôi nhà của các vị thần. Một số khác lại cho rằng đây là nơi sinh sống của các tu sĩ nắm giữ những kiến thức cổ xưa có thể tạo ra một nền văn minh mới.
Thậm chí, sau sự cố rừng Rendlesham, nhiều người cho tại hòn đảo Hy-Brasil được cho là đã xuất hiện một cuộc chạm trán có mục đích của UFO người ngoài hành tinh.
Đó là những ngày cuối tháng 12/1980, nhiều người đã chứng kiến hàng loạt ánh sáng kỳ lạ xuất hiện tại khu vực rừng Rendlesham ở Suffolk, bên ngoài căn cứ quân sự của Mỹ đóng ở Anh. Họ nghi ngờ đó là UFO của người ngoài hành tinh.
Charles I. Halt, một trung sĩ Mỹ khẳng định đã tận mắt thậm chí chạm tay vào một phi thuyền khổng lồ và được truyền thông tin liên lạc bằng việc cảm nhận 16 mã nhị phân. Nó cung cấp các tọa độ của nhiều địa điểm cổ đại mà phi thuyền đã từng khám phá và chưa khám phá trên trái đất, trong đó có đại kim tự tháp Giza và… “hòn đảo ma” Hy-Brasil.
Tại sao “thông điệp” của người ngoài hành tinh lại nhắc đến “hòn đảo ma” đã biến mất đầy bí ẩn giữa đại dương mênh mông vào năm 1800? Liệu, Hy-Brasil có phải là căn cứ ngầm của những người ngoài trái đất?
Video:
Tuyết Như (TH)
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…