Categories: Tin tức

Bí ẩn lớn không thể giải thích bên trong lăng mộ Càn Long, đến nay vẫn làm đau đầu nhà nghiên cứu

Sau khi Càn Long qua đời, cho đến tận ngày nay, ông vẫn khiến nhiều nhà nghiên cứu phải đau đầu bởi những câu chuyện kỳ lạ xoay quanh lăng mộ của ông.

Thanh Cao Tông (sinh ngày 25/9/1711, tức năm Khang Hi thứ 50 – mất ngày 7/2/1799, tức năm Gia Khánh thứ 4), niên hiệu Càn Long, húy Hoằng Lịch, là người con trai thứ 4 của Hoàng đế Ung Chính và là Hoàng đế thứ sáu của nhà Thanh.

Ông được đánh giá là người tài giỏi, đặc biệt là trong lĩnh vực nghệ thuật văn học. Càn Long học theo cách thức cai trị của ông nội mình là Khang Hy hoàng đế, người mà ông rất ngưỡng mộ. Ông là hoàng đế có tuổi thọ lớn nhất trong lịch sử Trung Quốc, thời trị vì của ông được cho là cực thịnh về kinh tế cũng như quân sự của nhà Thanh.

Ngôi mộ của Càn Long khiến các nhà khảo cổ phải thán phục bởi những đường nét trạm trổ tinh xảo cũng như nghệ thuật độc đáo. Đường hầm dẫn vào những ngôi mộ của họ lát đá hoa trắng, xuyên qua bốn cái cổng được chạm trổ rất công phu bằng đá. Nơi để quan tài yên nghỉ của họ là một khuôn hình bát giác, trên vòm trần khắc chín con rồng bằng vàng lóng lánh. Khu vực yên nghỉ khá rộng, lớn bằng điện Trung Hoà trong Tử Cấm Thành.

Nhưng điều khiến cho người ta kinh ngạc hơn nữa là những bí ẩn không thể giải thích nổi trong khu lăng mộ này. Năm 1928, quân phiệt Tôn Điện Anh đã từng vào Dụ Lăng của Càn Long. Ba lớp cửa trước bọn đạo mộ dễ dàng mở được nhưng đến lớp cửa đá thứ 4 không thể nào mở được, phải dùng đến một lượng thuốc nổ có sức công phá lớn. Trong địa cung tổng cộng có có 6 chiếc quan tài gồm của Càn Long, 2 vị hoàng hậu và 3 hoàng phi trong nhưn chỉ duy nhất có quan tài của Càn Long là “di chuyển” từ thạch sàng chắn ngang cửa đá.

Thi hài Càn Long được đặt trong hai lớp áo quan nên quan tài rất to và nặng, đồng thời được đặt trên giường đá. 4 góc của quan tài đều được móc chặt vào đá long sơn (được gọi là ca quan thạch). Đá Long sơn có hình vuông trên được khắc vân long, một tổ có 4 cặp, mỗi cặp nặng đến hàng trăm cân, giường đá và đá long sơn dùng hình thức tán đinh để gắn chặt với với nhau. Với cân nặng và sự kiên cố như thế, việc chiếc quan tài “tự dịch chuyển” là điều không thể.

Vào năm 1975, khi Cục Văn vật Quốc qua Trung Quốc bắt đầu tiến hành khai quật Dụ lăng, sau 3 lớp cửa đá đầu tiên mở rất dễ dàng thì mọi người cũng không mở nổi cánh cửa thứ 4. Cuối cùng các nhà khảo cổ đành phải dùng cách mở đỉnh lăng, và điều kinh ngạc tột độ là quan tài của hoàng đế Càn Long lại tiếp tục “tự di chuyển” từ giường đá xuống chặn ngang cửa giống như 60 năm về trước. Cho đến tận bây giờ, điều này vẫn là câu hỏi không có lời đáp.

Theo Ngày nay

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago