Categories: Sức khoẻ

Bênh tiêu chảy và cách chữa trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Tiêu chảy cấp là một trong những chứng bệnh rất quen thuộc và phổ biến ở trẻ em, là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tử vong do tình trạng mất nước và mất muối, đồng thời cũng là nguy cơ gâysuy dinh dưỡng ở trẻ em. Tiêu chảy cấp được định nghĩa là tiêu chảy phân lỏng trên 3 lần/ngày và kéo dài dưới 14 ngày. Tiêu chảy cấp kéo dài trên 14 ngày được gọi là tiêu chảy kéo dài. Khi phân có máu, tiêu chảy được gọi là tiêu chảy phân có máu hoặc lỵ.Bài viết này sẽ chia sẻ những kiến thức cơ bản nhất về bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em, bao gồm: triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, cách chữa trị và phòng tránhbệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em đểcác bậc cha mẹ hiểu thêm về căn bệnh này và có thể bảo vệ sức khỏe của con trẻ một cách tốt nhất.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trên toàn thế giới hàng năm có 1,3 tỷ trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy, 3,5 triệu – 4 triệu trẻ em tử vong vì tiêu chảy. Trung bình mỗi trẻ dưới 5 tuổi mắc từ 3,3 – 9 đợt tiêu chảy cấp trong một năm. Phần lớn trẻ tử vong do tiêu chảy xảy ra dưới 2 tuổi, chiếm khoảng 80% và sống tại những nước đang phát triển.

Ở Việt Nam, theo chương trình phòng chống tiêu chảy quốc gia, tiêu chảy cấp gặp chủ yếu ở trẻ em dưới 5 tuổi, và là nguyên nhân mắc bệnh phổ biến thứ hai ở trẻ, tần suất mắc bệnh cao nhất là lứa tuổi 6 tháng – 2 tuổi. Theo thống kê của Bệnh viên Nhi Trung ương cho biết, trung bình mỗi trẻ bị tiêu chảy 3 lần/ năm. Còn theo số liệu thống kê của bệnh viên Nhi Đồng 1 và Nhi Đồng 2 TP.HCM, số trẻ nhập viện do bệnh tiêu chảy luôn chiếm gần 1/3 số giường bệnh nội trú.

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em không phải là bệnh khó chữa, nhưng do thiếu hiểu biết nên tỷ lệ trẻ em tử vong vì bệnh này rất cao. Do vậy, các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu thật rõ để có những kiến thức tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh cho con mình và chữa trị bệnh cho con một cách hiệu quả nhất nhé.

Sự nguy hiểm của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Bệnh tiêu chảy gồm tiêu chảy cấp, tiêu chảy kéo dài và hội chứng lỵ, trong đó phần lớn trẻ em bị bệnh tiêu chảy là mắc tiêu chảy cấp. Trẻ bị tiêu chảy không được điều trị hoặc điều trị không hợp lý, sẽ bị mất nước, làm cơ thể hoạt động yếu dần, nếu không được bổ sung nước kịp thời sẽ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, tiêu chảy cũng làm rối loạn các chất khoángtrong cơ thể mà hậu quả là hoạt động của các cơ quan này sẽ bị rối loạn.Tiêu chảy kéo dài sẽ dễ dẫn đếnsuy dinh dưỡng, một trong những biến chứng nguy hiểm của tiêu chảy, góp phần làm gia tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em.

Triệu chứng của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

– Trẻ đi ngoài liên tục, trên 3 lần trong một ngày, thậm chí có thể lên đến 10 lần trong một ngày;

– Phân lỏng hơn bình thường, có mùi, có bọt, có chất nhầy;

– Bé bị mất nước nghiêm trọng: miệng và lưỡi khô, da mất nước, khóc không có nước mắt;

– Ngoài ra, các biểu hiện khác đi kèm như: sốt, chảy nước mũi, nôn mửa, biếng ăn dẫn tới sụt cân…

Nếu gặp những triệu chứng như vậy thì cha mẹ cần phải đưa các bé tới bác sĩ ngay để được chữa trị kịp thời.

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Trẻ bị tiêu chảy có thể từ nhiều lý do khác nhau, nhưng thường gặp nhất là do đường ruột trẻ bị nhiễm trùng. Tác nhân có thể là virus hoặc ký sinh trùng, mỗi loại có biểu hiện và cách điều trị khác nhau. Ngoài ra trẻ bị tiêu chảy có thể do dị ứng với thức ăn, bất dung nạp thức ăn, chế độ ăn không phù hợp với lứa tuổi, sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài…

Với từng lứa tuổi thì những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc trẻ bị tiêu chảy cũng sẽ khác nhau, cụ thể như sau:

– Với trẻ sơ sinh dưới một năm tuổi thì chế độ dinh dưỡng chủ yếu vẫn phụ thuộc vào sữa mẹ. Vì vậy nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy ở trẻ trong giai đoạn này phần lớn do chế độ ăn của người mẹ. Chế độ ăn của mẹ ảnh hưởng đến chất lượng của sữa mẹ và hệ tiêu hóa của bé, nếu mẹ ăn quá nhiều loại thức ăn có tính chất nhuận tràng hay sử dụng nhiều thuốc nhuận tràng trong thời gian cho con bú thì trẻ rất dễ bị tiêu chảy.

– Với trẻ không còn bú mẹ mà chuyển sang bú bình, uống sữa ngoài, hệ tiêu hóa của bé rất nhạy cảm với những thực phẩm mới, nên sự thay đổi đột ngột trong chế độ dinh dưỡng có thể khiến trẻ không thích ứng được và bị tiêu chảy.

– Khi trẻ chuyển sang chế độ ăn dặm. Theo các chuyên gia khuyến cáo, không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Nếu cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng, trẻ rất dễ bị tiêu chảy, vì khi đó hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất kém do đang quen với việc bú sữa mẹ.

– Bệnh tiêu chảy có thể do tác dụng phụ của thuốc. Thuốc kháng sinh hay bất cứ thành phần nào của thuốc cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy, vì trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa rất nhạy cảm. Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ mà cần phải uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ khi con bị bệnh.

– Còn đối với trẻ ở độ tuổi lớn hơn thì nguyên nhân cơ bản gây ra điều này là do trẻ ăn uống không đảm bảo vệ sinh thực phẩm, ví dụ như trẻ ăn phải đồ ôi thiu hoặc nguồn nước và thức ăn bị ô nhiễm. Ngoài ra có thể do bố mẹ chưa tạo cho bé thói quen rửa tay trước và sau khi ăn, rửa tay sau khi đi vệ sinh. Chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy cấp ở trẻ.

Cách chữa trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

Một trong những sai lầm phổ biến dẫn đến tỷ lệ tử vong ở trẻ mắc bệnh tiêu chảy cao là do không được chữa trị đúng cách, đặc biệt là không cho trẻ uống nhiều nước. Các bậc cha mẹ thường hiểu nhầm rằng việc bé đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần trong ngày là do thừa nước trong cơ thể nhưng thực tế không phải vậy, việc bé đi ngoài ra phân lỏng nhiều lần khiến bé bị mất nước rất nhiều, dẫn đến tình trạng suy giảm sức khỏe, và có thể dẫn tới nguy cơ tử vong. Vì vậy việc làm cần thiết trước tiên là phải cho trẻ uống nhiều nước ngay khi phát hiện trẻ bị tiêu chảy. Uống nước càng nhiều càng tốt vì như vậy sẽ giúp trẻ thay thế chất dịch bị mất trong quá trình tiêu chảy.

Các cách chữa trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em cụ thể như sau:

– Uống nhiều nước hơn bình thường: nếu trẻ còn bú cần cho bú nhiều và lâu hơn. Cần cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.

– Chế độ dinh dưỡng: không nên kiêng khem tránh thiếu hụt chất dinh dưỡng. Ngay sau khi bồi phụ nước điện giải, nếu trẻ đang bú mẹ thì có thể tiếp tục cho trẻ bú thường xuên hơn và bú lâu hơn. Những trẻ nuôi bằng sữa bò sau khi bù đủ nước điện giải thì cho trẻ ăn sữa loãng hơn bình thường hoặc cho ăn sữa pha với oresol (1/3 sữa pha với 2/3 ORS). Dần dần cho ăn theo chế độ bình thường, với những trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Ở những trẻ có nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Khi trẻ khỏi bệnh, mỗi ngày cho ăn thêm một bữa trong một tuần để lấy lại sức.

– Bổ sung kẽm: các nhân viên y tế sẽ cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc nước, uống 10-14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, giúp trẻ ăn ngon, tăng sức đề kháng, hạn chế nhiễm trùng đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.

Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em

– Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời để tăng cường hệ thống miễn dịch cho bé. Sau 6 tháng, có thể cho trẻ ăn bổ sung kèm theo bú, không nên cho trẻ bú chai, ngậm bình hoặc ngậm vú giả.

– Khi cho trẻ ăn cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nước, tạo cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

– Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ. Cụ thể, trong chế độ dinh dưỡng của trẻ cần có đủ 4 nhóm chất cần thiết: chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin & khoáng chất phù hợp với thể trạng của trẻ. Ngoài ra, các bố mẹ không nên vì muốn con nhanh tăng cân mà ép bé ăn quá nhiều, hoặc tự ý cho bé dùng thuốc, thực phẩm bổ sung không theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, các bố mẹ cũng nên định kỳ đưa con đến các phòng khám dinh dưỡng uy tín để kiểm tra chiều cao, cân nặng cũng như được tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý để bé có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

– Đặc biệt, cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do rotavirus

Việc chữa trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em cũng như các loại bệnh khác vừa ảnh hưởng đến sức khoẻ, hệ miễn dịch của trẻ vừa làm đảo lộn sinh hoạt trong gia đình. Áp dụng các biện pháp phòng tránh đúng cách sẽ giúp đảm bảo sức khỏe cho trẻ vui chơi và học tập của trẻ.

Vì con là điều quý giá nhất, các bậc cha mẹ hãy luôn thường xuyên cập nhập những thông tin cần thiết để có những hiểu biết cơ bản, giúp bảo vệ sức khỏe bé yêu một cách tốt nhé!

Hồng Nhung

Nguồn: congioilam.com

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

7 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago