Sốt mò là một bệnh truyền nhiễm cấp tính với triệu chứng sốt liên tục 5-15 ngày, có khi tới 30 ngày, kèm theo đau đầu, mặt sung huyết đỏ, ở da chỗ mò đốt (nách, bẹn, bộ phận sinh dục) có nốt loét nhỏ bằng hạt đỗ. Nốt loét không đau, không ngứa, khi hết loét tạo thành vảy đen. Nhiều trường hợp có sần ở mặt, mình và chi. Hầu hết các trường hợp có nổi hạch gần nốt loét, hạch sưng to, đau, không mưng mủ, di động.
Người bị ấu trùng mò đốt và nhiễm bệnh khi đi dã ngoại hoặc làm việc ở ngoài trời, khi không làm tốt công tác vệ sinh phòng dịch, ngủ nghỉ không có lán, trại, nằm ngủ trực tiếp trên mặt đất.
Để đề phòng sốt mò, nhà ở phải làm nơi cao ráo, sạch sẽ, thường xuyên dọn vệ sinh xung quanh, không đổ rác và thức ăn bừa bãi để hạn chế sự phát triển của chuột. Bụi rậm xung quanh nhà cần phải được phát quang, để khô và đốt nhằm diệt mò. Khi lao động, đi chơi, không nên đặt túi, ba lô trên bãi cỏ hoặc ngồi nghỉ trên mặt đất.
Khi có người sốt, cần khám kỹ về lâm sàng để phát hiện những dấu hiệu điển hình, chủ yếu là những nốt loét ở phần da mỏng, nổi hạch gần nốt loét hoặc ban, sần ở mặt và mình, chi. Khi đã xác định sốt mò, cần điều trị bằng thuốc cloroxit hay tetracyclin, ngày đầu uống 2 gam, những ngày sau uống 1 gam cho đến khi hết sốt. Nếu điều trị trong 3 ngày hết sốt thì nên cắt thuốc và đến ngày thứ 8 cần điều trị tiếp đợt 2 để đề phòng tái phát.
BS. Lê Minh Ngọc, Sức Khoẻ & Đời Sống
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…