Categories: Sức khoẻ

Bệnh nhân 30 tuổi suýt liệt vĩnh viễn chỉ vì tự điều trị đau khớp bằng cách tiềm ẩn nhiều rủi ro

Bệnh nhân nữ 30 tuổi tự mua thuốc lá về chữa đau khớp gối dẫn đến hậu quả ngộ độc chì nặng.

Tin tưởng uống thuốc lá có thể chữa bệnh đau khớp gối, sau 2 tháng, nữ bệnh nhân 30 (Chương Mỹ, Hà Đông, Hà Nội) đã phải nhập viện Bạch Mai trong tình trạng ngộ độc chì nặng. Bênh nhân nếu không được chữa trị kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.

Ths. BS Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, nữ bệnh nhân trên đến Trung tâm điều trị trong tình trang liệt nặng do ngộ độc chì. Bệnh nhân vào Trung tâm chống độc từ 24/3/2017. Bệnh nhân đến trong tình trạng thiếu máu, khó vận động, không thể ngồi dậy, cũng không thể tự nghiêng mình được.

Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, do bị đau hai đầu gối nên đã mua thuốc nam về uống. Uống được một thời gian, bệnh nhân cảm thấy chân tay yếu, thiếu máu, gầy rộc. Do sức khỏe ngày một yếu nên người nhà bệnh nhân đã đưa tới bệnh viện Bạch Mai để điều trị.

Dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc, bệnh nhân suýt bị liệt tứ chi cho ngộ độc chì, ảnh BVCC.

“Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị ngộ độc chì nặng do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc trong một thời gian dài. Nồng độ chì trong máu cao: 188,79 microgam/100 ml. Rất may là bệnh nhân còn giữ lại mẫu thuốc mang đến bệnh viện. Sau khi xét nghiệm, kết quả cho thấy, hàm lượng chì trong mẫu thuốc nam là 2,95% (cao gấp nhiều lần mức cho phép”, bác sĩ Nguyên cho hay.

Không chỉ bị nhiễm độc chì, kết quả xét nghiệm điện cơ cho thấy, bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương thần kinh nặng nề nên không thể vận động, tự chăm sóc bản thân, teo cơ và sút cân nghiêm trọng.

Sau khi nhập viện, bệnh nhân đã được điều trị thải độc chì. Sau gần 3 tuần điều trị, hiện bệnh nhân đã đứng dậy, tự đi được. Tuy nhiên, bác sĩ Nguyên cho hay việc thải độc chì cần điều trị lâu dài kết hợp với tập luyện để hồi phục chức năng.

Chì là một trong những kim loại nặng cực độc, khó thải loại nhất trong các trường hợp ngộ độc cấp tính. Kim loại chì tích tụ trong cơ thể có thể gây tổn thương nhiều cơ quan bộ phận như gan, thận, não, tủy xương, dây thần kinh, hệ cơ. Bệnh nhân ngộ độc chì thường có triệu chứng thiếu máu, suy nhược cơ bắp, liệt chi, liệt thần kinh mắt, suy thận. Để tự thải trừ một lượng lớn chì ra khỏi cơ thể, đôi khi phải mất hàng chục năm hoặc lâu hơn. Việc thải độc chì có thể kéo dài hàng chục năm.

Để tránh nguy cơ ngộ độc chì tuyệt đối không dùng các loại thuốc lá, thuốc nam, thuốc cam không rõ nguồn gốc, không xác định thành phần thuốc…Khi dùng thuốc có dấu hiệu mệt mỏi, suy nhược cơ thể cần phải dừng thuốc ngay và đi khám bác sĩ ngay.

Ngọc Minh

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Vì sao tỷ lệ gan nhiễm mỡ tập trung cao nhất ở tuổi trung niên

Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…

5 hours ago

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

2 days ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

5 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

1 week ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

1 week ago