Truyền nhiễm

Bệnh Lyme: điều trị và những nguy hiểm khi mặc bệnh

Bệnh Lyme: điều trị và những nguy hiểm khi mặc bệnh

Bệnh Lyme là một bệnh do xoắn khuẩn  được loài ve lấy truyền là xoắn khuẩn Borrelia, vi khuẩn gây ra lây truyền bởi các con bọ chét nhiễm bệnh sống trên cơ thể hươu nai truyền sang người và động vật. Bệnh này là bệnh lây truyền qua bọ chét lúc đầu tại một cộng đồng nhỏ tại Lyme,Connecticut ở Hoa Kỳ. Hiện đã xuất hiện tại 41 bang của Hoa Kỳ, ở Châu Âu, LiênXô cũ, Trung Quốc, Nhật, Úc.

Xoắn khuẩn chui vào da nơi bị ve cắn, sau một thời gian ủ bệnh từ 3 – 32 ngày thì nó chuyển ra ngoài da và có thể lan vào bạch huyếthoặc phát tán trong máu để đi đến các cơ quan hoặc các chỗ da khác. Da bị thâm nhiễm nặng nề, màng hoạt dịch tại khớp bị đâu, sau bệnh Lyme, 85% bệnh nhân bị viêm khớp tiếp theo; bệnh nhân có những bất thường về thần kinh và tim. Về viêmkhớp, bệnh nhân bị sưng và đau cách hồi ở một số ít khớp lớn, nhất là đầu gối thường tái phát đặc trung trong suốt nhiều năm.

Đầu gối bị bệnh thường sưng, nóng, đỏ, trở thành mãn tính. Điều trị bệnh Lyme ở giai đoạn đầu thì ở người lớn (trừ phụ nữ có thai)do dùng doxycylin 500 mg uống ngày 2 lần, tetracyclin 250 mg ngày 4 lần, hoặc amoxicillin 500 mg ngày 3 lần, dùng trong 10 -20 ngày, tùy theo sự đáp ứng. Phụnữ có thai có thể dùng amoxicillin 500 mg ngày 3 lần trong 21 ngày.

Khi bệnh Lyme phát tán lúc đầu thì dùng penicillin liều cao tiêm tĩnh mạch. Trẻ em thì cho uống amoxicillin 500 mg ngày 3 lần hoặc 30 -50 mh/kg/ngày chi làm nhiều liều, cũng trong 10 – 21 ngày. Phản ứng với penicillin thì thay thế bằng erythromycin ngày 4 lần loại 250 mg, hoặc 30 -50 mh/kg/ngày chi làm nhiều liều, cũng trong 10 – 21 ngày.

Khi bệnh Lyme gây viêm màng não hoặc bệnh thần kinh ngoại vi thì ở người lớn cho dùng ceftriaxon tiêm tĩnh mạch 2g/ngày một liều duy nhất, hoặc penicillin G 20 triệu đ.v tiêm tĩnh mạch chia 6 lần mỗi ngày;hai thuốc này dùng trong 14 – 21 ngày.

Trẻ em dùng ceftriaxon 50 – 100 mg/kg/ngày (không quá 2g) hoặc penicillin G 100.000 – 300.000 đ.v./kg/ngày chia làm nhiều liều. Nếu dị ứng với các thuốc trên thì cho dùng doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần trong14 – 21 ngày hoặc cloramphenicol 1g tiêm tĩnh mạch cứ 6 giờ một lần trong 10 –21 ngày.

Nếu thấy có nhưng bất thường về tim thì nên dùng ceftriaxon tiêm tĩnh mạch 2g/ngày hoặc penicillin G 20 triệu đ.v tiêm tĩnh mạch chia nhiềulần trong ngày, dùng trong 14 ngày; song doxycyclin 100mg uống ngày 2 lần hoặc amoxicillin500 mg ngày 3 lần trong 14 – 21 ngày có thể đã đủ. Đối với viêm khớp mạn hoặccách hồi thì có thể dùng một trong những thuốc sau: doxycyclin 100mg uống ngày2 lần trong 30 ngày; amoxicillin uống cùng probêncid 500 mg mỗi thứ ngày 4 lầntrong 30 ngày; penicillin G 20 triệu đ.v tiêm tĩnh mạch chia 6 lần mỗi ngày dùng trong 14 – 21 ngày hoặc ceftriaxon tiêm tĩnh mạch 2g mỗi ngày trong 14 – 21 ngày.

Nếu khớp gối căng do tràn dịch thì phải hút dịch vàdùng nặng. Nếu tiêm khớp gối cứ dai dẳng thì có thể cắt bỏ màng họa dịch qua nộisoi khớp. Hiện không có vắcxin ngừa bệnh Lyme cho người.

Yhocvn.net

Bác sĩ

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

2 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

2 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

2 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

3 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

3 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

3 days ago