Lao phổi là bệnh lây mãn tính do khuẩn que gây ra. Lao phổi không hoạt động, trước đây, qua chữa trị chồng lao, phạm vi biến đổi của bệnh không lớn, quá trình mang thai với chức năng của phổi không có nhiều biến đổi không có ảnh hưởng rõ rệt đối với cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Nhưng có một số trường hợp, như lao phổi rỗng xơ mãn tính, do bề mặt bị phá hủy bởi các tổ chức trong cơ thể rộng và nghiêm trọng, người bệnh thường là người mang vi khuẩn chịu được thuốc, quá trình bệnh kéo dài, phổi sẽ bị tê liệt và xơ thay vì giãn phổi, sức thở (phế dung) của phổi giảm thấp, lượng tàn khí tăng khiến cho lượng oxy trong máu giảm và tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Lại như lao phổi cấp tính dạng hạt, do ổ bệnh xâm nhập vào khắp các túi phổi nên cho dù sức thở và lượng thông khí của phổi có thể vấn bình thường, nhưng khí oxy hít vào không được phân tán trong máu một cách tốt nhất, do vậy, người bệnh thường có dấu hiệu thiếu oxy như thở gấp, mặt tím tái. Những triệu chứng này đều bất lợi cho cả mẹ và thai nhi.
Nếu như lao phổi đã đến mức chức năng phổi không toàn diện, thậm chí đã ảnh hưởng đến tim gây ra chức năng tim không tốt, thì việc thai nghén sẽ làm cho bệnh nặng hơn, thậm chí biến đổi xấu đi dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, do lượng ôxy trong máu của cơ thể mẹ không đủ nên thai nhi dễ bị tử vong trong dạ con. Thiếu oxy trong thời gian dài ở mức nhẹ có thể dẫn đến thai nhi phát triển chậm hoặc đại não phát triển không tốt. Do vậy, những phụ nữ bị lao phổi nặng hoặc bệnh đang trong thời kỳ phát tác thì tuyệt đối không được mang thai, nếu như có thai, thì tốt nhất nên có quyết định loại bỏ thai đó trong 3 tháng đầu mang thai.
Việc chữa trị bệnh lao phổi trong thời gian mang thai cũng giống như trước khi mang thai. Ngoài việc phải tăng cường dinh dưỡng, chú ý nghỉ ngơi ra, đốì với những người trong thời kỳ hoạt động của bệnh cần phải uống thuốc. Thuốc chữa lao phổi như Rifampicin, Strẹptomycin sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, vì thế cần sử dụng thuốc với sự hướng dẫn của bác sỹ.
Những người phụ nữ bị lao phổi hoặc đã từng cắt bỏ lá phổi cần nhâp viện trước khi sinh, nên áp dụng hình thức sinh nở tự nhiên tránh dùng phẫu thuật mổ đẻ, đặc biệt là không sử dựng gây rnê. Sau khi sính cần tiêm phòng ngay vaccine BCG cho trẻ sơ sinh và cách li với mẹ trong thời gian 6 – 8 tuần.
Không cho bé bú sữa mẹ để tránh lây nhiễm đồng thời để người mẹ cho thời gian hồi phục.
Với những người mẹ mà hiện trạng không cần ph bệnh đã thuyên giảm thì không cần cách li.
Bệnh lao phổi: Bệnh nguy hiểm đối với bà mẹ mang thai
Bài liên quan: Bệnh lao nguy hiểm thế nào đối với bà mẹ mang thai
Yhocvn.net
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…