Categories: Sức khoẻ

Bệnh động kinh: Lý do khiến căn bệnh này khó chữa và dễ bị chẩn đoán nhầm

Điều trị động kinh rất khó khăn và phụ thuộc vào thuốc, đặc biệt các bệnh nhân có cơn động kinh liên quan tới tổn thương não.

Dễ bị chẩn đoán nhầm

Động kinh có nhiều thể bệnh khác nhau, về mặt lâm sàng rất phức tạp. Các rối loạn tâm thần có thể chỉ làcơn động kinh, hậu quả của động kinh hoặc bệnh lý kết hợp. Có nhiều phương pháp chữa động kinh nhưng thuốc vẫn là quan trọng nhất.

Theo PGS.TS Cao Tiến Đức (Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103), bệnh động kinh có thể gặp ở tất cả các đối tượng từ trẻ nhỏ tới người già. Co giật ở trẻ nhỏ là do chấn thương sản khoa, nhiễm trùng (viêm màng não), dị tật bẩm sinh hoặc sốt cao. Co giật ở tuổi trung niên thường do chấn thương vùng đầu, rượu, chất kích thích hay tác dụng phụ của thuốc. Ở người lớn tuổi u não và đột quỵ gây ra tỷ lệ cao xuất hiện các cơn động kinh.

“Có nhiều nguyên nhân gây động kinh, nhưng có thể xếp vào hai nhóm chính là bệnh lý thần kinh nguyên phát và nhóm các bệnh khác”, TS Cao Tiến Đức cho hay.

Bệnh động kinh rất dễ bị chẩn đoán nhấm, ảnh minh họa.

Các bệnh thần kinh nguyên phát, cơn co giật thường lành tính do trẻ bị sốt không có biểu hiện nhiễm khuẩn thần kinh (viêm não, viêm màng não), không bị tổn thương khu trú thần kinh trung ương. Thường xảy ra ở trẻ từ 3 đến 5 tuổi. Cơn co giật kéo dài không quá 15 phút.

Động kinh vô căn chiếm 75% số bệnh nhân động kinh nhóm đối tương mắc bệnh từ 1- 25 tuổi, trong đó 75% bệnh nhân có cơn trước 18 tuổi.

Bệnh động kinh xuất phát do nguyên nhân các bệnh não như chấn thương. Cơn động kinh thường xuất hiện trong một tháng đến 1 năm sau chấn thương sọ não. Một số tổn thương não như đột quỵ, khối phát triển nội sọ như u não, áp xe, viêm màng não, viêm não cũng gây ra bệnh động kinh.

PGS.TS Cao Tiến Đức cho biết:“Không phải tất cả các cơn động kinh đều là hậu quả của một tổn thương não. Sự mất cân bằng hóa học cũng có thể gây ra co giật. Ví dụ, ở những người sử dụng rượu, người có bệnh lý suy thận suy gan, người bị rối loạn điện giải natri, canxi trong máu thấp…”.

Động kinh cũng có yếu tố di truyền từ cha mẹ. Nếu cha mẹ có cơn động kinh toàn thể, con sinh ra nguy cơ mắc bệnh cao từ 5-20%. Nhưng nếu cha mẹ có cơn động kinh do chấn thương não, nguy cơ trẻ mắc bệnh động kinh chỉ khoảng 5%.

Theo PGS.TS Cao Tiến Đức, bệnh lý động kinh khá phổ biến nhưng lại dễ bị chẩn đoán điều trị nhầm. Có tới 51-54% những người được chẩn đoán điều trị động kinh không bị động kinh. Đa phần các bệnh nhân này bị rối loạn phân ly, tỷ lệ nữ rối loạn cao hơn nam.

Cần phải phân biệt cơn động định và cơn cơ giật không động kinh. Cơn động kinh thường là cơ tự động, bệnh nhân sẽ tiểu không tự chủ và cắn lưỡi. Trong khi đó, cơn co giật không động kinh thời gian thường dài hơn hai phút, khởi phát từ từ, vận động tự nhiên, có cơn bạo lực chuyển động đầu từ bên này sang bên kia, mắt nhắm.

Điều trị động kinh khó khăn

Để xác định được một bệnh nhân bị động kinh cần phải đi khám chuyên khoa tâm thần, bệnh nhân sẽ phải điện não đồ để cho thấy hoạt động của não liên quan tới động kinh. Hình ảnh cộng hưởng từ cho thấy tổn thương não hay không. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chọn thuốc phù hợp với tuổi, giới, cơn động kinh.

Điều trị động kinh là kiểm soát cơn động kinh. Những trường hợp bệnh nhân bị động kinh do tổn thương não thường rất khó khăn trong điều trị. Thời gian điều trị để cắt được cơn động kinh thường phải kéo dài.

PGS. TS Cao Tiến Đức cho biết, nguyên tắc khi dùng thuốc điều trị bệnh động kinh là dùng liều thấp đến cao. Sau đó, tăng dần trong giới hạn an toàn để cắt cơn động kinh. Trong trường hợp dùng một loại thuốc những không cắt được cơn động kinh thì cần phải kết hợp các loại thuốc khác nhau.

Trong quá trình điều trị thuốc, bệnh nhân cắt được cơn sẽ duy trì liều dùng thuốc đó trong 3-4 năm liên tục hoặc có thể lâu hơn. Nếu bệnh nhân không lên cơn mới giảm liều dùng và dần tiến tới ngưng thuốc.

PGS. TS Cao Tiến Đức khuyến cáo: “Khi bệnh nhân lên cơn cần giúp cho bệnh nhân khỏi bị ngã gâychấn thương. Người nhà tuyệt đối không giữ tay, chân bệnh nhân khi lên cơn động kinh vì dễ gây gãy xương, sai khớp. Để bệnh nhân không bị cắn vào lưỡi cho vào giữa hai hàm một miếng cao su hoặc vật mềm”.

Người có cơn động kinh thì không nên lái xe, leo trèo cây, ngồi gần sông, làm nghề cơ khí, điện… Vì khi lên cơn có nguy cơ gây nguy hiểm của tính mạng. Các yếu tố áp lực công việc, căng thẳng.. không phải là nguyên nhân gây ra bệnh động kinh. Nhưng các yếu tố trên góp phần kích thích cơn động kinh.

Bài tiếp hướng dẫn cách chăm sóc cho người động kinh và người bị động kinh khi mang thai cần phải lưu ý gì? Mời quý độc giả đón đọc.

Ngọc Minh

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Cảnh báo những nguy cơ lây nhiễm viêm gan B

Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…

2 days ago

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

5 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

5 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

7 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

1 week ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago