Bệnh dịch Corona (nCoV): Vấn đề người dân lo lắng
1. Dịch bệnh virus Corona có lây qua chó mèo hay không?
Hiện tại với dịch virus corona nguồn gốc lây chưa rõ, có thể là qua một vật chủ trung gian nào đó như các loài vật có vú. Các nhà khoa học chưa tìm được ra đường lây, tuy nhiên các vật nuôi ở nhà như chó mèo, sẽ không bị lây lan virus corona
2. Người nhiễm virus corona sẽ được điều trị miễn phí hay mất tiền?
Theo Thứ trưởng Bộ Y tế ông Nguyễn Thanh Long cho biết đây là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nên sẽ được điều trị miễn phí, nhà nước sẽ lo việc đó.
3. Những người khoẻ mạnh không nhất thiết phải đeo khẩu trang?
Ông Trần Đắc Phu – Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Chuyên gia cao cấp của Trung tâm đáp ứng dịch khẩn cấp (Bộ Y tế), những người được khuyến cáo nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc trực tiếp với những người bị bệnh và chăm sóc người bệnh ở những cơ sở bệnh viện. Những người khoẻ mạnh không nhất thiết phải đeo khẩu trang.
Phải đeo đúng cách, không sờ vào những bề mặt của khẩu trang, nếu không vi khuẩn sẽ truyền vào miệng; phải rửa tay bằng xà phòng thường xuyên.
Thời điểm này là thời điểm vàng, nếu chúng ta làm tốt thì may ra dịch sẽ không lây tràn lan, còn không làm tốt thời điểm này thì rất có thể dịch sẽ lây thứ cấp.
4. Có việc người Trung Quốc tràn vào Việt Nam, đặc biệt qua đường mòn, lối mở, hay không?
Chính phủ đã chỉ đạo đóng toàn bộ 44 đường mòn lối mở ở biên giới Việt – Trung. 7 cửa khẩu chính, 6 cửa khẩu phụ đã được kiểm soát toàn bộ, chỉ còn cửa khẩu quốc tế cho công dân Việt Nam về nước và những người này đều được cách ly theo dõi 14 ngày ở biên giới.
Đơn cử Quảng Ninh đã cách ly hơn 500 người. Cơ sở vật chất đảm bảo đầy đủ, Thủ tướng cũng đã chỉ đạo kiên quyết không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở cách ly.
Việc người đi nhiều qua biên giới là không có. Trực tiếp Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định việc này khi kiểm tra cửa khẩu ở thành phố Móng Cái (Quảng Ninh), trung bình mỗi ngày có khoảng 200 người về.
5. Thời điểm nào là đỉnh dịch nCoV ở Việt Nam?
Thời điểm 7 đến 10 ngày tới có thể là đỉnh dịch của Trung Quốc, còn đỉnh dịch ở Việt Nam thì vẫn còn quá sớm để nhận định. Đây cũng là nhận định của các chuyên gia quốc tế, chứ không phải của Bộ Y tế Việt Nam, vì chúng ta không đủ thông tin để nhận định về tình hình dịch của Trung Quốc.
6. Liệu có khả năng quá tải cơ sở điều trị ở Việt Nam?
Đối với cơ sở điều trị, chúng tôi đã chuẩn bị phương án cho các tình huống xấu nhất là có rất nhiều bệnh nhân mắc.
Ở tuyến trung ương, đã chỉ định 22 bệnh viện tuyến cuối dành trên 3.000 giường bệnh để điều trị. Trong tình huống xấu, Bệnh viện Bạch Mai sẵn sàng trưng dụng tòa nhà mới xây 500 giường cho việc này.
Về máy móc, chúng ta đã chuẩn bị gần 1.000 máy thở để đảm bảo điều trị. Không phải tất cả các bệnh nhân phải dùng máy thở. Điển hình 10 bệnh nhân chúng ta đang điều trị không ai cần dùng máy thở. Tôi khẳng định, ngành Y tế đủ năng lực và đã chuẩn bị sẵn sàng các phương thức điều trị khi bệnh nhân tăng thêm.
Yhocvn.net
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…
Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…
Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…