Khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, vừa tiếp nhận một bé trai 5 tuổi bị hóc rau câu nhưng đã tử vong vì đưa đến bệnh viện muộn.
Bác sĩ Đinh Tấn Phương, Trưởng khoa cấp cứu, Bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM, cho biết thời gian vàng để cứu trẻ bị hóc dị vật chỉ trong khoảng 4-10 phút.
“Sau khoảng thời gian này xem như đã trễ, mọi cách cứu chữa gần như vô phương. Nếu có cứu được cũng để lại di chứng nặng nề, bệnh nhi có thể phải sống thực vật”, bác sĩ Phương nói.
Theo người nhà bệnh nhi, cậu bé này đã hút mạnh miệng thạch khiến thức ăn chui vào họng, chặn đường thở dẫn đến ngưng tim. Khi nạn nhân được đưa đến bệnh viện toàn thân bé đã bị tím tái.
Bác sĩ Phương hướng dẫn cách thổi ngạt khi trẻ bị hóc dị vật. Ảnh: Khánh Trung.
Khi gặp phải tình huống trên, bác sĩ Phương khuyên các phụ huynh nên dùng tay ấn lên lồng ngực, hoặc vùng thượng vị, làm tăng áp lực trong lồng ngực để tống dị vật ra ngoài.
Nếu làm cách đó không hiệu quả, trẻ vẫn tím tái, cha mẹ nên hà hơi thổi ngạt để nhanh chóng cung cấp oxy cho não, phổi đồng thời gọi cấp cứu 115. Trên đường đến bệnh viện, người thân phải liên tục hồi sức tránh để trẻ ngưng tim, ngưng thở.
Trong tháng vừa qua, cơ sở y tế này cũng tiếp nhận bệnh nhi 17 tháng tuổi tử vong do ngạt nước và cấp cứu quá trễ.
Khánh Trung
Nguồn: Zing
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…