Chị L.B cho hay trước hôm xảy ra sự việc, bé Thu đang bị ốm viêm họng có kèm ho. Ngày hôm đó vào lúc 8h tối, chị có cho bé Th. ăn một bát cháo xay. Bé Th. sau khi ăn xong vẫn vui chơi bình thường.
Tới tầm 11h bố cháu về, trên người có hơi men, hai bố con có đùa nghịch với nhau. Một lúc sau bé Th bị ho và nôn trớ hết thức ăn ra ngoài. Sau khi bị nôn trớ, bé Th. bị ho cả đêm tới gần sáng bé thở dốc khó khăn. Thấy vậy chị L.B hốt hoảng gọi chồng dậy bé con tới khoa Hồi sức cấp cứu tăng cường Nhi.
Bé Th. hiện tình trạng sức khỏe tiến triển tốt, ảnh trên trang facebook của chị L.B.
Bé Th. được bác sĩ khám và kết luận bị suy hô hấp phải thở bằng oxy nguyên nhân là do bé bị nôn trớ nên đờm và thức ăn mắc vào cuống phổi.
Ths. BS Nguyễn Văn Thường, Trưởng khoa Nhi Tổng hợp, Bệnh viên Đa khoa Xanh Pôn cho biết: “Trẻ đùa nghịch bị nôn trớ nếu không sơ cứu đúng cách dị vật, thức ăn có thể rơi vào đường thở sẽ gây nguy hiểm cho trẻ. Có những trường hợp người nhà biết cách sơ cứu khi đưa tới bệnh viện cấp cứu bác sĩ đã cứu giúp được cho bệnh nhi. Nhiều trường hợp trẻ bị hóc dị vật đưa tới trong tình trạng chết não rất đáng tiếc”.
“Đối với trường hợp của bé Th. do bé đang bị ốm chơi đùa với bố bị nôn trớ. Bố không biết sơ cứu, vỗ rung đờm khiến cho đờm và thức ăn không tống được ra ngoài hết mắc vào cuống phổi. Khi dị vật mắc vào cuống phổi nhẹ có thể khiến cho bé bị ho rồi khó thở tím tái người, nặng có thể bị tử vong ngay lập tức”.
Bảng theo dõi chăm sóc sức khỏe của bé Th.tại bệnh viện Xanh Pôn.
Bác sĩ Thường cũng lưu ý khi trẻ đang bị ốm, mùi rượu bia cũng làm cho trẻ khó chịu. Đặc biệt người lớn có hơi men nếu hà hơi vào mặt trẻ có thể làm cho trẻ bị nôn trớ rất nguy hiểm.
Còn theo PGS.TS. BS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi bệnh viện Bạch Mai, khi trẻ bị nôn trớ mắc dị vật cần phải áp dụng ngay thủ thuật Heimlich giải phóng đường thở cho trẻ. Thực hiện thủ thuật Heimlich bằng cách tạo ra một lực tác động đủ lớn, đột ngột và buồng phổi bằng cách vỗ vào lưng hoặc cơ hoành. Để tạo ra một áp lực đổ lớn để đẩy dị vậy ra khỏi đường thở.
Những biểu hiện khi trẻ nôn trớ bị sặc như: ho sặc sụa; Cơ thể tím tái đặc biệt là mắt; Trẻ có biểu hiện khó thở, thổ dốc, thở gấp; Hai mắt trợ ngược; Đối với trường hợp nặng trẻ có thể ngừng thở ngay lập tức và tử vong.
Thủ thuậtHeimlich áp dụng cho trẻ dưới 2 tuổi như sau:
Bước 1: Cho trẻ nằm sấp trên cánh tay trái của người sơ cứu, đầu hướng xuống đất. Dùng gót bàn tay phải vỗ mạnh 5 cái vào vùng lưng giữa 2 xương bả vai của trẻ.
Bước 2: Sau khi vỗ đủ cho trẻ từ trái qua tay phải. Quan sát xem trẻ hồng hào, thở hay khóc được chưa. Kiểm tra xem miệng có dị vật thì dùng tay lấy ra. Nếu dị vật chưa ra bé vẫn chưa thở được thì biện pháp ấn ngực. Lấy 2 ngón tay ấn vào vùng thượng vị (vùng trên rốn và dưới xương ức). Ấn mạnh 5 cái theo chiều từ trên xuống dưới liên tiếp.
Bước 3: Quan sát và kiểm tra bé thở được chưa nếu chưa tiếp tục lấy tay ấn thượng vị khi xe cấp cứu đến.
Ngọc Minh
Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:
Tòa soạn Emdep.vn
Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội
Điện thoại: 0437959783
Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn
Hotline:0914926900
Nguồn: Emdep
Theo thống kê của Bộ Y Tế có đến khoảng 10-20% dân số cả nước…
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…