Sau khi đẻ rơi, mẹ con sản phụ được gia đình đưa về nhà mà không tiếp tục đến viện. Trong thai kỳ, sản phụ cũng không tiêm phòng uốn ván. 4 ngày sau bé yếu đi, bỏ bú, gia đình mời thầy lang đến đốt ngải rồi đưa cháu đến bệnh viện.
Ngày 6/1, bé được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang với chẩn đoán suy hô hấp, viêm phổi, theo dõi nhiễm trùng huyết và uốn ván rốn. Được chăm sóc đặc biệt song sức khỏe quá yếu, bé tử vong vào chiều 9/1. Theo bác sĩ, nguyên nhân khiến trẻ tử vong là bị uốn ván rốn, không đảm bảo vệ sinh rốn sau sinh như thay băng, nước tắm không sạch… gây nhiễm khuẩn, trong đó có vi khuẩn uốn ván.
Để phòng tránh uốn ván, thai phụ nên tiêm phòng 2 mũi uốn ván; trong quá trình mang thai cần được khám và quản lý thai nghén (xét nghiệm, siêu âm thai và tiêm phòng đầy đủ). Khi có dấu hiệu chuyển dạ, thai phụ nên đến cơ sở y tế gần nhất. Trường hợp không đến viện kịp thì phải luộc kỹ dao kéo trước khi cắt rốn cho bé, sau đó dùng chỉ, bông băng đã diệt khuẩn để băng buộc rốn, hoặc giữ nguyên dây rốn giữa sản phụ và trẻ rồi đưa đến cơ sở y tế để cắt rốn đảm bảo vệ sinh. Nếu bé bị đẻ rơi và được cắt rốn bằng dụng cụ chưa được sát trùng, sau đó cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được xử lý.
Những ngày sau sinh phải chú ý giữ rốn bé sạch cho đến khi rốn rụng và khô sẹo. Rốn ướt, có mùi hôi hoặc dịch mủ, máu chảy, gia đình cần đưa trẻ đến cơ sở y tế.
Thanh Yến
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…