Categories: Tin tức

Bé sơ sinh tử vong ở Hà Nội ‘có cân nặng bất thường’

Mẹ chỉ 42 kg và không có tiền sử tiểu đường, sinh con nặng 4,9 kg, theo Bệnh viện Saint Paul nơi điều trị bé, là cân nặng bất thường.

Liên quan đến vụ bé sơ sinh tử vong người nhà vây Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, Bệnh viện Saint Paul- vừa có báo cáo gửi Sở Y tế Hà Nội. Theo đó, bé là con đầu, được mổ đẻ tại Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, khóc to, môi hồng. Trong ngày đầu, trẻ hoàn toàn bình thường, bú tốt, khóc to, phản xạ sơ sinh bình thường. Sang ngày thứ 2 bé xuất hiện cơn tím người, được hút đờm dãi, thở oxy, hồng hào trở lại. Cuối giờ chiều trẻ có cơn tím thứ 2, được chẩn đoán viêm phế quản, suy hô hấp nên chuyển đến Bệnh viện Saint Paul.

Trẻ vào Bệnh viện Saint Paul trong tình trạng nặng: Da tái, tím quanh môi, khó thở, thử đường máu 10 lần thì đến 8 lần đường máu liên tục thấp dù bệnh nhân liên tục được truyền đường. Lần cao nhất đường máu của bé cũng chỉ 2,3 mmol/l, trong khi dưới 2,6 mmol/l đã bắt đầu tổn thương não. Sau đó, trẻ suy hô hấp nặng, sốc, suy đa tạng, phải đặt nội khí quản, thở máy…; gia đình xin đưa bé về nhà ngày 20/12.

Báo cáo của Bệnh viện Saint Paul đánh giá “trẻ có cân nặng khi sinh to bất thường”, mẹ nặng 42 kg sinh con 4,9 kg dù mẹ không có tiền sử tiểu đường. Trẻ em Việt Nam được gọi là thai to nếu cân nặng khi sinh 3,8 kg trở lên, ngoài ra mẹ lại đa ối khi mang thai.

Theo bác sĩ, ngày đầu tiên trẻ vẫn hoàn toàn bình thường do nội tiết của mẹ truyền sang con qua nhau thai, trong đó có hormone điều chỉnh insulin. Vì vậy lúc đầu nồng độ insulin của trẻ còn ổn định, theo thời gian hormone điều chỉnh insulin từ mẹ truyền sang giảm dần, nồng độ insulin trong máu trẻ tăng dần gây hạ đường máu… Cơn tím người chính là cơn hạ đường huyết. Sau đó trẻ luôn có cơn cường insulin, gây hạ đường huyết liên tục, không điều chỉnh được. Hạ đường huyết nặng dẫn đến tổn thương não, tổn thương đa cơ quan… trẻ xuất hiện co giật, suy tuần hoàn, suy hô hấp, suy đa tạng…

Trẻ tử vong do 2 nguyên nhân: Hạ đường huyết mức độ sâu mà rất khó khăn điều trị do phụ thuộc mức độ cường insulin và nhiễm trùng sơ sinh do truyền đường liên tục.

Ngày 17/12, sản phụ 23 tuổi đến kỳ sinh, vào Bệnh viện Đa khoa Vân Đình, Hà Nội, được chỉ định mổ đẻ. Sau khi sinh, trẻ vẫn hoàn toàn bình thường, hồng hào, bú tốt. Ngày 18/12, gia đình cho bé bú bình thì cháu không bú mà có biểu hiện tím tái. Bác sĩ hút mũi cho bé, sau đó chuyển đến Bệnh viện Saint Paul cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ truyền glucose cho bé nhưng cơ thể trẻ không tiếp nhận. Ngày 20/12 bé tử vong. Cho rằng nguyên nhân trẻ tử vong là do bác sĩ mổ chậm (sản phụ vào lúc 5h sáng, 4 giờ sau mới được mổ), trẻ bị sặc ối sau mổ, chuyển viện muộn…, người nhà vây Bệnh viện Đa khoa Vân Đình yêu cầu giải thích.

Phương Trang

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

5 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

6 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

1 week ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

2 weeks ago