Categories: Tin tức

Bé gái 12 tuổi đau đầu 2 năm, thường xuyên co giật, sau khi đi khám, bác sĩ lấy ra từ não em thứ đáng sợ

Cô bé Nita Juggi 12 tuổi đến từ Gujarat miền trung Ấn Độ thường xuyên bị đau đầu và co giật hai năm nay, cơ thể rất yếu ớt, dần dần dẫn đến tình trạng cơ thể bị tê liệt nhưng các bác sĩ địa phương vẫn chưa tìm được giải pháp.

▼ Tình trạng của Nita ngày càng trở nên xấu, thậm chí cô bé không còn tự mình ăn cơm được nữa.

Bé gái 12 tuổi đau đầu 2 năm, thường xuyên co giật, sau khi đi khám, bác sĩ lấy ra từ não em thứ đáng sợBé gái 12 tuổi đau đầu 2 năm, thường xuyên co giật, sau khi đi khám, bác sĩ lấy ra từ não em thứ đáng sợ

▼ Trước đó, bố mẹ bé đã đưa con gái đến khám ở nhiều nơi nhưng các triệu chứng bệnh của Nita vẫn không được cải thiện và còn ngày càng xấu đi. Rất may là cô bé đã được đưa tới gặp bác sĩ Chirag Solanki, một chuyên gia thần kinh và là bác sĩ phẫu thuật cột sống, tại bệnh viện Sterling ở Gujarat.

▼ Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng và chụp MRI, các bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng trên của cô bé. Trong não em có một khối u nang sán nặng 675 gram, với kích thước 12,2x11x9,8 cm. Các bác sỹ cho biết khối u nang sán này là khối u nang to nhất trong lịch sử y học.

▼ Khối u nang này phát triển chiếm gần 1/2 bộ não của Nita

▼ Tiến sĩ Solanki cho biết: “Tôi tin cho rằng khối u nang sán này đã phát triển trong đầu cô bé trong khoảng thời gian từ 8-10 năm. Khi khối u phát triển càng lớn, nó càng ảnh hưởng nhiều và khiến cơn đau đầu ngày càng dữ dội”.

▼ U nang sán là bệnh do nhiễm ký sinh trùng gây ra. Ký sinh trùng gây bệnh thường tồn tại trong các loài ăn cỏ như bò, cừu, sau đó truyền sang các loài ăn thịt như chó, mèo. Con người dễ dàng bị nhiễm nếu có thói quen ăn uống mất vệ sinh, môi trường ô nhiễm v.v.

▼ Các bác sỹ cho biết khối u nang này có thể vỡ bất cứ lúc nào và gây tử vong cho cô bé. Gia đình của cô bé cũng thừa nhận môi trường ô nhiễm tại nơi họ đang sinh sống có thể là nguyên nhân khiến cô bé nhiễm sán.

▼ Sau ca phẫu thuật hơn 2 tiếng, bác sĩ Solanki và đội phẫu thuật mới lấy ra thành công ổ nang mà không gặp biến chứng nào. Hai tuần sau ca phẫu thuật, cô bé được ra viện.

Nita cho biết: “Cháu từng cảm thấy rất buồn vì cơ thể của mình, trước đây cháu thường hay khóc nhưng bây giờ cháu cảm thấy rất ổn, thậm chí cháu còn có thể chơi với bạn bè, thật hạnh phúc!”.

Tiến sĩ Solanki cũng nhắc nhở thêm: “Tất cả mọi người nên tiến hành cho thú nuôi nhà mình kháng sán, vệ sinh sạch sẽ, bởi vì chúng rất dễ là điều kiện thuận lợi cho sán phát triển, từ đó lây lan sang cơ thể con người, sau khi tiếp xúc với động vật nên rửa tay sạch sẽ”.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, chúng ta nên duy trì một thói quen sinh hoạt hằng ngày lành mạnh hơn để tránh những trường hợp đáng tiếc.

Video: Nghị lực phi thường của cô bé không có đôi tay

Mộc Lan

Nguồn: ĐKN

adminyhoc

Recent Posts

Chế độ ăn khoa học cho bệnh nhân ung thư xương

Đối với người mắc bệnh ung thư nói chung, ung thư xương nói riêng việc…

3 days ago

<strong>Ung thư xương nguyên phát thứ phát, phương pháp điều trị</strong>

Ung thư là căn bệnh mang tên tử thần, là nỗi ảm ảnh của nhân…

5 days ago

Ung thư xương và những dấu hiệu nhận biết

Trong các bệnh về xương khớp, ung thư xương là một loại ung thư hiếm…

5 days ago

Bệnh viêm bao hoạt dịch khớp và những hệ lụy

Bao hoạt dịch khớp có vai trò quan trọng trong việc bôi trơn, giảm ma…

7 days ago

Thoát vị đĩa đệm nỗi khổ không chỉ của riêng ai

Thoát vị đĩa đệm là một tình trạng phổ biến của cột sống, là nỗi…

1 week ago

Bật mí 8 thực phẩm hỗ trợ da trẻ đẹp, rạng rỡ

Để sở hữu làn da đẹp rạng rỡ, chế độ ăn uống đóng vai trò…

2 weeks ago