PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, BV Bạch Mai cho rằng thực trạng sử dụng kháng sinh bừa bãi ở VN vô tình đẩy người bệnh tới một thế hệ kháng các loại kháng sinh.
>> Không cần detox hại sức khỏe, hãy giảm cân bằng táo mèo đơn giản mà hiệu quả
Lời kêu gọi khẩn thiết của một bác sĩ
Mới đây, trên trang cá nhân của mình, bác sĩ Dương Minh Tuấn hiện đang công tác tại Bệnh viện Vạn Hạnh, TP.HCM đã có status cảnh báo về tình trạng kháng kháng sinh hiện này.
Bác sĩ Tuấn cho biết “Đây là trường hợp bệnh nhân thứ 5 tôi gặp trong một tháng tại khoa với kết quả cấy đàm làm kháng sinh đồ ra vi khuẩn kháng mở rộng (còn chủng vi khuẩn đa kháng, hiểu nôm na là kháng hầu hết các nhóm kháng sinh được thử).
Tại các bệnh viện lớn ở nước ta những năm gần đây cũng không ít lần ghi nhận và cảnh báo về trường hợp xuất hiện chủng vi khuẩn toàn kháng (kháng hết tất cả các nhóm). Như vậy vi khuẩn ngày càng có xu hướng đề kháng kháng sinh nhanh hơn, nhiều hơn và đề kháng đồng thời nhiều kháng sinh ở mức độ cao.
Nhớ Tết vừa rồi về Hà Nội có qua hiệu thuốc đúng ngày mồng một, thấy phải đến hai chục người xếp hàng rất nghiêm túc. Lần lượt từng người bước đến đọc triệu chứng, chủ yếu là xổ mũi, ho, nhức đầu, tiêu chảy…
Và em dược sĩ trong quầy không cần nghe hết đã chạy đi lấy thuốc, mình ngó qua thấy trong mỗi túi thuốc luôn có một loại kháng sinh được kê thường là 3-5 ngày rất tuỳ tiện. Ai nhận thuốc rồi đều mừng rỡ cảm ơn rồi vui vẻ ra về. Giống kiểu hiệu thuốc thần tiên. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây đề kháng kháng sinh tăng cao.
Bữa đó mình có chạy vào góp ý với quầy thuốc nhưng mọi người ở đó đều gạt đi. Họ bảo rằng nếu có kháng kháng sinh thì họ chịu chứ mình có phải chịu đâu mà sợ? Họ không hề hiểu một khi việc họ sử dụng kháng sinh không hợp lý vô tình tạo ra một chủng vi khuẩn đề kháng mới thì chủng vi khuẩn này hoàn toàn có thể gây bệnh cho bất kỳ ai chứ không riêng gì họ.
Một trong những nguyên tắc sử dụng kháng sinh hàng đầu mà mỗi bác sĩ lâm sàng đều phải nắm rõ là: Chỉ sử dụng kháng sinh khi thật sự bị bệnh nhiễm khuẩn. Không điều trị kháng sinh khi không có bệnh nhiễm khuẩn, ngay cả khi người bệnh yêu cầu. Phải lựa chọn đúng kháng sinh và đường cho thuốc thích hợp”.
Status của bác sĩ Tuấn được chục nghìn lượt chia sẻ và bình luận. Là bác sĩ trẻ, bác sĩ Tuấn lúc nào cũng đau đáu về những câu chuyện kháng kháng sinh, bác sĩ Tuấn hi vọng với status của mình có thể giúp mỗi người hãy “nhụt tay” mỗi khi chi tiền ra hiệu thuốc mua kháng sinh.
Tại các bệnh viện lớn ở nước ta những năm gần đây cũng không ít lần ghi nhận và cảnh báo về trường hợp xuất hiện chủng vi khuẩn toàn kháng (kháng hết tất cả các nhóm), như vậy vi khuẩn ngày càng có xu hướng đề kháng kháng sinh nhanh hơn, nhiều hơn và đề kháng đồng thời nhiều kháng sinh ở mức độ cao.
Trong khi đó, người dân chỉ cần hắt hơi, xổ mũi cũng nhộn nhạo chạy ra hiệu thuốc tìm mua thuốc kháng sinh về uống mà họ không biết rằng hành động này của mình vô tình đẩy mạnh tình trạng kháng kháng sinh ở Việt Nam ngày càng tăng lên.
Nhìn bệnh nhân chết, bác sĩ bó tay
Phó giáo sư Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai xót xa cho biết hiện nay việc sử dụng kháng sinh bừa bãi không chỉ xảy ra ở nông thôn mà ngay cả các thành phố lớn, dân trí cao người dân vẫn có thói quen ngại đến bệnh viện và tự mua thuốc kháng sinh.
Tại Khoa Nhi của Bệnh viện Bạch Mai, nhiều bệnh nhi được thử kháng sinh đã cho kết quả kháng tất cả các loại kháng sinh thông thường, bác sĩ đành phải có biện pháp kết hợp nhiều loại kháng sinh và kê liều cao hơn. Nếu không sử dụng các biện pháp đó thì người bệnh không thể cứu được.
Hơn 30 năm trong nghề, PGS Nguyễn Tiến Dũng từng đau xót nhìn bệnh nhân ra đi chỉ vì bệnh rất đơn giản do vi khuẩn gây nên nhưng kháng sinh vô tác dụng trong trường hợp này. Đây thực sự không còn là vấn đề nhỏ mà theo PGS Dũng đây thực sự là hồi chuông cảnh báo đến các bậc cha mẹ.
Có trường hợp, cháu bé được cha mẹ đưa đến với triệu chứng viêm hô hấp trên nhưng nhanh chóng chuyển thành viêm phổi cấp vì các triệu chứng méo mó do người nhà đã dùng thuốc kháng sinh từ trước nên khi đến viện bác sĩ cũng rất khó chẩn đoán. Bệnh diễn biến phức tạp khiến bác sĩ trở tay không kịp.
Có cháu bé chỉ sau vài giờ phổi đã trắng xoá do loại vi khuẩn mà kháng sinh thế hệ thứ 2, thứ 3 đều bó tay. Để cứu được, không chỉ kết hợp nhiều loại kháng sinh mà bác sĩ phải thay đổi nhiều phác đồ và chi phí điều trị cực kỳ tốn kém.
Có những loại kháng sinh lên đến 7, 8 triệu đồng một lọ và phải sử dụng nhiều lần, kết hợp nhiều loại nên có bệnh nhân khi ra viện mang theo gánh nặng về kinh tế. Họ không biết rằng chỉ cần dễ dàng mua viên thuốc vài nghìn đồng vô tình đẩy sức khoẻ của mình đến trạng thái ngàn cân treo sợi tóc.
Là người thầy thuốc, bác sĩ không khỏi đau lòng vì 90 % bệnh nhân khi tìm tới bác sĩ đã được cho sử dụng thuốc từ trước. Họ nghĩ rằng uống tạm, uống không đỡ tăng liều và tăng đến nửa tháng không khỏi lúc này mới tìm đến bác sĩ.
Theo Trí thức trẻ
Nguồn: TTOnline
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…