Vương Nhân là người kinh doanh mua bán nhỏ, mấy chục năm vất vả bôn ba dành dụm được một ít tiền. Vốn tưởng rằng cuộc sống có thể tốt đẹp hơn một chút, nhưng không ngờ xảy ra binh loạn, nhà cửa bị hủy. Vì vậy ông dẫn theo vợ chạy trốn lánh nạn, đi đến một ngôi làng nhỏ dưới chân núi cách nhà mấy cây số. Nhận thấy nơi này dân tình đùm bọc yêu thương, trị an cũng tốt, ông quyết định an định tại đây, sống cuộc sống yên ổn bình dị.
Dưới sự giúp đỡ của dân làng, Vương Nhân mua được một ngôi nhà cũ có vài căn phòng và sân vườn rồi sắp xếp ổn định cuộc sống nơi đây. Khu vườn này vốn là của một người trong thôn tên là Lý Nghĩa, mấy năm trước vì mẹ ruột bệnh nặng nên anh cũng chưa ổn định gia đình, cũng chưa cưới được vợ. Sau khi bà mẹ qua đời, vì để trả khoản nợ do khám chữa bệnh, đành phải bán căn nhà gia truyền rồi đi khỏi thôn để làm công ở đợ.
Người chính nghĩa không tham tiền, mặc kệ lời thử thách
Cả nhà Vương Nhân nhanh chóng thu dọn vào nhà mới để sống. Nhìn thấy trong vườn còn có một ít đất trống, Vương Nhân liền quyết định lợp một chuồng heo, mua hai con heo về cho vợ nuôi, nuôi lớn đem bán cũng kiếm được một ít chi phí sinh hoạt.
Thế là, anh dẫn theo hai người con ra đào đất, xây móng. Đang đào dở dang, nghe thấy một âm thanh rất giòn, nhìn kỹ lại, thì ra là một hũ gốm có miệng rất rộng ở bên dưới. Vương Nhân cẩn thận đào nó lên, mở ra xem, cả nhà đều ngạc nhiên trợn tròn hai mắt. Trong hũ gốm đầy ắp những thỏi bạc nén!
Vương Nhân tay run run lấy một nén ra, cắn thử một cái, liền giật mình, đây là bạc thật.
“Cha, chúng ta phát tài rồi!”, đứa con trai cả vui mừng hạ thấp giọng.
Vương Nhân lúc đầu cũng vui mừng tột cùng, nhưng nghĩ kỹ lại, ông thở dài một cái: “Con trai ngốc, cái này không phải là của chúng ta mà là của gia đình Lý Nghĩa, người đã bán vườn cho chúng ta.”
Đứa con trai thứ hai ngây ra một lúc: “Cha, vườn này là ông ta bán cho chúng ta rồi, những gì trong vườn đều là của chúng ta.” Con trai cả và người vợ đứng ở một bên cũng gật đầu đồng ý.
Vương Nhân nói: “Cha đã dò hỏi từ trước rồi, vườn này là của tổ tiên của Lý Nghĩa. Nghe nói tổ tiên anh ta rất giàu có, chỗ này chỉ là một căn nhà hẻo lánh, sau này gặp phải chuyện, tán gia bại sản rồi, mới dọn đến nơi này. Số bạc này chắc là do tổ tiên anh ta chôn xuống. Lý Nghĩa này là một đại hiếu tử (người con có hiếu), vì người mẹ mắc bệnh mà tiêu sạch hết toàn bộ tiền trong nhà, cuối cùng phải bán luôn nhà cửa. Nếu như anh ta biết chỗ này có chôn bạc, có thể bán hay sao? Nhưng mà anh ta lại không biết, tiền này cũng là của anh ta, không phải của chúng ta đâu.”
Người vợ và các con ông đều im lặng, Vương Nhân nói tiếp: “Không phải là đồ của nhà mình, lấy rồi, trong lòng sẽ không yên.” Rồi ông mỉm cười, nhìn vợ và các con nói: “Cha tin rằng, dựa vào đôi tay của chúng ta, cũng có thể sống những ngày tốt đẹp mà còn yên lòng, có gì không tốt chứ?”
Người vờ cằn nhằn vài câu, hai đứa con trai cũng tỏ vẻ vô cùng thất vọng, nhưng cuối cùng vẫn không khuyên được ông. Ông đi ra ngoài thôn tìm được Lý Nghĩa, đem quá trình sự việc nói với anh ta và kêu anh ta lấy bạc đem đi.
Trả lại chủ nhân của số tiền, anh nhận phúc báo
Lý Nghĩa thực sự vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ, cũng không dám tin lại có chuyện tốt và người tốt đến như vậy. Khi anh lấy được một hũ bạc trắng tinh, không kìm lòng được mà quỳ sụp xuống trước mặt Vương Nhân. Vương Nhân lập tức đỡ anh ta đứng dậy. Lý Nghĩa muốn chia đều số bạc đó với Vương Nhân nhưng Vương Nhân nói không cần gì cả.
Lý Nghĩa cầm lấy hũ bạc, cảm tạ nhiều lần rồi đi khỏi.
Vương Nhân vẫn tiếp tục dựng chuồng heo, nuôi heo trồng rau, các con ông thì đi giúp người ta chăn trâu, lên núi tìm củi. Cả nhà sống vất vả qua ngày, tuy rằng cực khổ nhưng rất an lạc đầm ấm.
Đột nhiên một hôm, Lý Nghĩa đến nhà và mang theo một tập giấy tờ đất, nói là tặng cho Vương Nhân xem như tạ ơn.
Thì ra, trong lúc Lý Nghĩa đi làm công đã tiếp xúc với đại tiểu thư của chủ nhà, nhưng vì nhà nghèo trắng tay, anh đâu có tư cách gì mở lời. Lấy được số bạc của tổ tiên để lại anh mới có dũng khí để hỏi cưới, chủ nhà rất vui vẻ nhận lời. Vì ông chủ của anh không có con trai, liền kêu anh vào ở rể trong nhà, trở thành người kế tục vô số gia sản.
Vì để cảm tạ Vương Nhân, anh đã mua hai mẫu đất, mang giấy tờ đến tặng cho ông.
Vương Nhân từ chối nhiều lần, Lý Nghĩa nói: “Vương đại ca, nếu không có anh, bây giờ tôi vẫn đang ở đợ, chỉ có thể sống cực khổ cả đời, đâu có ngày hôm nay chứ? Nếu anh không nhận, tôi sẽ không đứng dậy đâu!” Nói xong anh liền quỳ xuống đất. Vương Nhân liền đỡ anh đứng dậy, thực sự không thể từ chối được nữa, đành phải nhận lấy. Từ đó về sau, hai nhà cũng qua lại thân thiết như họ hàng của nhau.
Cũng từ sau lần đó, vận may của gia đình Vương Nhân ngày một tốt hơn, làm cái gì cũng đều rất thuận lợi, cuộc sống nhanh chóng trở nên phát đạt. Hai đứa con trai thay phiên nhau lấy vợ sinh con, con dâu cũng rất hiền thục, cả nhà sống rất vui vẻ hòa hợp. Vương Nhân vì có tấm lòng nhân hậu, danh tiếng ở trong thôn dần dần vang xa, người lớn trẻ nhỏ đều rất kính trọng ngượng mộ ông. Khi ông qua đời ở tuổi 80, tính ra đã có bốn đời sống chung với nhau, nhà cao cửa rộng, sự nghiệp phát đạt.
Phúc báo cả về sau này, thật không ngờ đến
Con trai của Lý Nghĩa thích đọc binh thư, yêu thích võ nghệ, cậu liền rời khỏi quê nhà đi tham quân để góp sức cho nước nhà, dần dần mất hết liên lạc với nhà họ Vương.
Nhiều năm sau, các con của Vương Nhân đều râu tóc bạc trắng rồi, nhưng lại có một cháu trai đi học vì viết một bài văn lời lẽ đắc tội với kẻ quyền quý đương triều, đứng trước tình cảnh cả nhà chịu tội. Đúng lúc các vệ binh với vẻ mặt hung ác xông đến bao vây hào trạch của Vương gia, một vị tướng quân dẫn theo binh lính xuất hiện, giải tán hết bọn vệ binh, giải cứu gia tộc Vương gia.
Người đó chính là con trai của Lý Nghĩa, sau khi nghe được tin đã vội chạy đến. Lúc nào ông cũng nhớ đến ân tình của nhà họ Vương đối với gia đình mình mà cha cậu thường nhắc đến. Dưới sự bảo hộ của ông, cả nhà Vương Nhân đều bình an vô sự, cháu trai cũng không chịu bất cứ tổn hại nào.
Một cử chỉ tốt lành của Vương Nhân từ nhiều năm về trước, không những toại nguyện được cho Lý Nghĩa mà còn để lại phúc báo to lớn cho con cháu đời sau của chính ông. Đúng là người chính nghĩa, làm việc tốt, hành thiện thì ắt được phúc báo to lớn.
Video: Chỉ bằng 1 hành động, những em bé này đã mang lại nụ cười và niềm hạnh phúc cho ông lão
Châu Yến Lâm
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…