Sáng nay, bão số 16 (Tembin) tiếp tục di chuyển theo hướng tây với cường độ giảm hơn so với thời điểm mạnh nhất. Sài Gòn và một số tỉnh Nam Bộ đã có mưa.
Côn Đảo trước giờ bão đến Người dân gia cố nhà cửa, các phương tiện cập bờ, tìm nơi tránh cơn bão số 16.
Trong đêm qua, bão số 16 đã đi qua khu vực đảo Trường Sa và Huyền Trân. Tại đảo Trường Sa và Huyền Trân đã quan trắc được gió mạnh cấp 11, gió giật cấp 14, ở trạm DKI/19 quan trắc được gió mạnh cấp 13, giật cấp 15.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hồi 7h ngày 25/12, vị trí tâm bão cách Côn Đảo khoảng 320 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115 km/h), giật cấp 13.
Hình ảnh mới nhất lúc 7h25 sáng 25/12 tại nhà giàn DK1/14. Ảnh: Facebook Nguyễn Thế Dĩnh, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1.060001.
Sóng cao 12-15m, lan can nhà giàn DK1 bị đánh bung.
Chiến sĩ, người dân ở Trường Sa vẫn an toàn trước bão số 16
Sáng 25/12, Zing.vn đã lên lạc được với ông Bùi Đình Dương, Chủ tịch UBND huyện Trường Sa (Khánh Hòa). Qua điện thoại, ông Dương xác nhận, các cán bộ, chiến sĩ và người dân ở Trường Sa vẫn an toàn trước cơn bão số 16 quét qua đêm 24/12.
“Không có thiệt hại về con người, hàng chục tàu cá của các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa Vùng tàu, cùng hơn 240 ngư dân ở các tàu này được đưa vào đảo tránh trú an toàn, được chăm sóc y tế, tạo điều kiện nơi ở, cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết. Sau bão mọi người vẫn khỏe mạnh”, ông Dương thông tin.
Hàng trăm cây bàng vuông trên các đảo bị gãy đổ. Ảnh: Đ.P.Chi.
Tại đảo Phú Quý (Bình Thuận), phóng viên Ngân Giang cho hay tình hình bão diễn biến phức tạp. Sức gió ngày càng mạnh. Cán bộ và người dân lội nước ra giữa biển hỗ trợ ngư dân đưa thuyền vào nơi trú bão.
Thông tin từ cơ quan dự báo khí tượng cho hay từ sáng nay, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc bão số 16 kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 7-8; sóng biển cao từ 4-6 m.
Người dân, cán bộ trên đảo Phú Quý dùng đất, cát cho vào các bọc nilon để chắn không cho sóng biển xâm nhập sau vào đất liền. Ảnh: N.G.
Ven biển Bà Ria- Vũng Tàu đến Càu Mau: nước biển dâng 0,5 m.
Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay từ trưa nay (25/12), vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp 9-10.
Trên đất liền các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang có gió cấp 7-8, giật cấp 10. Trên đất liền các khu vực khác thuộc Nam Bộ và các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Ven biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau có khả năng nước biển dâng do bão khoảng 0,5 mét, sóng biển cao 4-6 m.
Từ sáng nay, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc bão số 16 kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 7-8; sóng biển cao từ 4-6 m.
Người dân huyện Đông Hải, Bạc Liêu chằng lại mái nhà. Ảnh: Việt Tường.
Sáng mai, bão sẽ ở trên khu vực Tây Nam Bộ.
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho hay trong đêm qua, bão số 16 đã đi qua khu vực đảo Trường Sa và Huyền Trân. Tại đảo Trường Sa và Huyền Trân đã quan trắc được gió mạnh cấp 11, gió giật cấp 14, ở trạm DKI/19 quan trắc được gió mạnh cấp 13, giật cấp 15.
Sáng nay, bão số 16 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây với cường độ giảm hơn so với thời điểm mạnh nhất khi ở khu vực đảo Trường Sa và Huyền Trân.
Hồi 7h ngày 25/12, vị trí tâm bão ở cách Côn Đảo khoảng 320 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115 km/h. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 200 km về phía tây bắc, khoảng 100 km về phía đông nam tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 14 có bán kính khoảng 50 km tính từ vùng tâm bão.
Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, tốc độ di chuyển 20-25 km/h, đến 7h ngày 26/12, vị trí tâm bão ở trên khu vực Tây Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/h).
TPHCM: Học sinh được nghỉ học tránh bão từ sáng 25/12.
Do diễn biến phức tạp của thời tiết, ngay trong sáng nay 25/12, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM có thông báo khẩn về việc cho học sinh nghỉ học từ sáng 25/12.
Sở GD&ĐT đề nghị trưởng Phòng GD&ĐT 24 quận, huyện và thủ trưởng các đơn vị giáo dục trong toàn ngành thông báo cho học sinh nghỉ học kể từ 6h sáng ngày 25/12 đến hết ngày 26/12. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm hướng dẫn phụ huynh học sinh đưa con em về nhà tránh bão (nếu đã đưa đến trường) ngay trong sáng nay.
Thầy Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng trường THCS Võ Trường Toản, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP.HCM, cho biết sáng nay trường nhận Công điện khẩn từ Sở GD&ĐT cho học sinh nghỉ từ sáng nay thay vì đến 12h trưa nay như thông báo từ tối qua để tránh bão số 16.
Cuộc sống mưu sinh của những người lao động thật vất vả!
Nguồn: Tổng hợp
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…