Vừa ôn bài vừa truyền hóa chất
Phát hiện mắcbệnh ung thư khi đang là sinh viên năm thứ 3 của khoa Kế toán – Trường Đại học Thương Mại (hà Nội), Đinh Thị H. (22 tuổi, quê Hà Nam) được gia đình khuyên bảo lưu kết quả học tập để chữa bệnh. Nhưng H. vẫn quyết tâm vừa truyền hóa chất vừa tiếp tục hoàn thành việc học.
Sau mỗi đợt truyền hóa chất, dù vất vả nhưng H. vẫn trở về trường học tập bình thường. Nói về điều này, H. cho hay, bản thân nhận thấycòn có cơ hội sống thì phải cố gắng làm những việc còn dở dang. Hơn ai hết, H. không để bố mẹ phải buồn vì việc học dở dang lại thêm bệnh tật.
Tháng 6/2016, sau buổi thi hết môn, H. bị đau bụng dữ dội, cơn đau tưởng như có thể “chết đi sống lại. Sau đó, H. đã được bạn ở ký túc xá đưa vào bệnh viện cấp cứu. Tại đây, các bác sĩ khám và kết luận, H. bị u nang buồng trứng. Các bác sĩ chỉ định mổ để lây khối u, kết quả sinh thiết sau mổ cho thấy đây là khối u lành tính.
Tháng 8/2016, H. tiếp tục xuất hiện cơn đau bụng dữ dội. Cơn đau không thuyên giảm dù đã dùng mọi cách, H. nhập viện để thăm khám. Bác sĩ kết luận u nang buồng trứng tái phát.
Sau đó, H. được bác sĩ chuyển tới bệnh viện Việt Đức. Tuy nhiên, H. và gia đình gần như ngã khuỵu khi bác sĩ kết luận, cô bị ung mạc treo, khối u đã có kích thước khoảng 20cm.
“Em không ngờ, chỉ trong một thời gian ngắn khối u đã phát triển nhanh tới vậy. Khối u phát triển tới kích thước lớn, có lúc em cảm thấy căng bụng. Sau khi trải qua phẫu thuật, bóc tách khối u, H. được chuyển tới bệnh viện K3 để điều trị”, H. chia sẻ.
Theo H., trong suốt thời gian khối u phát triển, cô gái trẻ không hề có triệu chứng bệnh, chỉ thỉnh thoảng cảm giácđầy hơi.
Luôn lạc quan và ăn uống thật nhiều
Khi biết bị ung thư mạc treo, cô gái trẻ rất buồn. Thậm chí, H. suy nghĩ miên man và thấy rất nhiều thứ mà bản thâncòn chưa làm được. Nhiều đêm H. cảm thấy hụt hẫng vì những điều mơ ước vẫn còn dở dang.
Nhưng cú sốc khi biết bản thân mắc căn bệnh ung thư đã không quật ngã được H., nữ sinh viên 22 tuổi mạnh mẽ hơn và cố gắng vượt qua tất cả. Ngoài việc học tập trên giảng đường, H. đã học cách thích nghi với bệnh tật.
Vượt qua nỗi sợ hãi về căn bệnh ung thư, H. đã quyết tâm học để có được bằng tốt nghiệp.
“Thời gian đầu, em đã lên mạng tìm hiểu rất nhiều về ung thư mạc treo. Nhưng đọc nhiều lại càng thấy bế tắc, vì vậy, sau đó không muốn tìm hiểu về căn bệnh nàynữa. Thay vào đó em nghĩ về tương lai và cố gắng giữ sức khỏe để bố mẹ yên tâm”, H. nói.
Ngày đầu tiên đặt chân tới bệnh viện K3, điều làm cho cô gái trẻ sợ không phải là cái chết. Những hình ảnh ám ảnh H. chính là nhiều người không còn giữ được mái tóc do hóa trị, xạ trị. Bất giác trong lòng H. cũng có suy nghĩ, một ngày nào đó bản thân cũng phải đối diện với điều này.
Tại bệnh viện K, H. được chỉ định truyền hóa chất. Sau lần truyền hóa chất đầu tiên, H. mới thấu hiểu được sự đáng sợ từcăn bệnh ung thư. Việc truyền hóa chất vào cơ thểkhiến H. suy sụp và mệt mỏi.Nhưng khi điều trị tại Khoa Nhi, H. cảm thấy bản thân may mắn vì được bác sĩ quan tâm. Xung quanh có nhiều hoàn cảnh mắc ung thư tương tự nên có người chia sẻ. Thậm chí, nhiều em nhỏ chỉ mới 2-3 tháng tuổi đã mắc ung thư phải điều trị kéo dài đã trở thành tấm gương cho H. cố gắng.
H chia sẻ: “Em bị nôn rất nhiều khi truyền hoa chất. Thức ăn vừa ăn vào đã nôn ra ngay. Có những lúc trong bụng trống rỗng chỉ còn nôn ra mật xanh, đắng ngắt ở cổ họng”.
Dù rất sợ mùi thức ăn, thậm chí ăn vào là nôn nhưng H. vẫn cố gắng ép mình phải ăn. Vì H. biết rằng, chỉ ăn uống đầy đủ, theo đúng lời bác sĩ khuyênmới có đủ sức khỏe để chiến thắng căn bệnh quái ác.
Ngoài cố gắng ăn nhiều, H. luôn giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan, nhắc nhở bản thân không được khóc và tuyệt vọng.
“Bố mẹ chính là người tạo cho em niềm tin để chiến đấu với những thử thách. Dù thời gian không dài nhưng cũng đã giúp em hiểu được còn nhiều điều tươi đẹp đang chờ đón ở phía trước”, H. nói.
Sau thời gian điều trị, hiện nay, H. vẫn đội tóc giả đi học, không ít người bạn tò mò chỉ trỏ, có người hỏi thăm… Nhưng H. không ngại chia sẻ về căn bệnh mình đang mắc.
“Em thấy rất nhiều người khi biết bản thân bị ung thư thường tuyệt vọng, đau khổ. Nếu cứ mãi như vậy thì đôi khichưa chết vì bệnh mà lại suy sụp tinh thần nặng nề”, H. chia sẻ.
Ngày9/12/2016, điều trị xong 6 đợt hóa trị, các khối u đã không còn. Đến nay. H. vẫn uống thuốc và duy trì lịch tái khám.
H. cho hay: “Đối với người mắc bệnh ung thư, sống thêm được một ngày, một tháng, một năm… đã là rất quý giá rồi. Khi nào còn sống, em sẽ cố gắng sống thật tốt”.
Ngọc Minh
Nguồn: Emdep
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…