Quả táo, thứ thực phẩm bổ dưỡng này ngoài để ăn, ngâm rượu (táo mèo), nó còn một công dụng chắc chắn bạn không ngờ tới: các bác sĩ sử dụng táo để tái tạo lại bộ phận cơ thể người. Người đưa ra ý tưởng “tưởng chừng như điên rồ” này là anh Andrew Pelling, nhà vật lý sinh học Andrew Pelling từ trường Đại học Ottawa.
Quả táo của anh Pelling, bên cạnh quả táo nổi tiếng của Isaac Newton, có lẽ cũng sẽ đem tới một chân trời mới cho con người, thông qua cách thức nó cách mạng hóa ngành vật liệu sinh học cũng như chỉnh sửa mô người.
Cách thức mà họ ra điều kì diệu
Rất nhiều nhà khoa học nghĩ ý tưởng này hơi bị “thái quá” và Pelling cũng thừa nhận rằng nhóm nghiên cứu của anh đã không được nhiều người ủng hộ. Cũng không sai, khi họ đang tìm cách sử dụng hoa quả – cụ thể hơn là bẻ khóa sinh học của trái táo để phát triển tế bào cho con người.
“Không có ai khác làm việc này. Thực tế, trong những ngày đầu nghiên cứu, mọi người nghĩ rằng tôi bị mất trí”, Pelling nói. “Điều tôi thực sự tò mò là sẽ ra sao nếu một ngày chúng ta có thể sửa chữa, tái tạo và cường hóa cơ thể của chúng ta bằng các vật liệu có ngay trong gian bếp”.
Pelling nói rằng cách thức họ thực hiện thí nghiệm cũng khá đơn giản. Nhóm nghiên cứu đã cố gắng loại bỏ đi chất tế bào của quả táo bằng cách đã ngâm nó trong nước sôi và dung dịch xà phòng. Kết quả cuối cùng hiện ra mỹ mãn: các tế bào của quả táo đã mở ra, và cũng mở ra luôn một chân trời nghiên cứu mới.
Sau khi táo được rửa sạch và toàn bộ chất tế bào đã được loại bỏ, nó chỉ còn lại những thành cellulose – xenlulo (các tế bào rỗng, giống như cấu trúc xương của quả táo vậy). Những khoảng rỗng nằm bên trong thành cenlulose kia được đổ đầy các tế bào của động vật có vú. Những “khung xương cellulose” ấy dần dần sẽ phát triển được thành một bộ phận cơ thể hoàn chỉnh.
Pelling đã chứng tỏ được sự thành công của kỹ thuật này nhiều lần. Bạn có thể thấy kết quả mỹ mãn ngay trong tấm ảnh dưới đây.
Những thành công với thử nghiệm trên chuột
Tất nhiên, phương pháp của Pelling vẫn còn đang trong giai đoạn đầu phát triển. Tại thời điểm này, nó vẫn chưa thể được thử nghiệm trên con người nhưng những thành công trên chuột sẽ là bước đệm tuyệt vời cho nghiên cứu này tiến xa.
Pelling đã tiêm những tế bào rỗng này vào dưới da của chuột thí nghiệm. Thật đáng ngạc nhiên, con chuột không hề có phản ứng miễn dịch hay đào thải nào đối với chất này. Trong vòng vài tháng, cơ thể của con vật đã phát triển tế bào của chính nó bên trong các tế bào rỗng này. Giờ đây, chúng đã trở thành một phần mô của con chuột.
Công trình nghiên cứu này của Pelling đã thu hút sự chú ý từ hai bác sĩ tới từ bệnh viện Ottawa. Các bác sĩ đang tìm cách để có thể ứng dụng kỹ thuật của Pelling trong y học.Những thành công bước đầu này có tiềm năng rất lớn trong y học tái tạo, đặc biệt là với việc tái tạo các bộ phận như da và xương. Các phương pháp tái tạo hiện nay sử dụng loại mô được lấy trên xác chết người, rất tốn kém và cũng như gặp phải rào cản nhân đạo khá lớn.
“Một miếng vật liệu tái tạo truyền thống có kích cỡ bằng một đồng xu có giá khoảng 1.000 USD. Chúng tôi đã phát triển một loại vật liệu mới vừa đáp ứng được yêu cầu y học mà vừa có giá thành rẻ”, Pelling nói. “Thêm nữa, bạn muốn một phần trên cơ bạn là từ xác chết hay từ một quả táo?”.
Nhưng tại sao chỉ dừng lại ở táo?
Pelling và nhóm của mình cũng đang tìm kiếm vật liệu cellulose tiềm năng khác có nguồn gốc từ măng tây hay thậm chí là cánh hoa hồng để dùng làm vật liệu sinh học chữa trị các tổn thương về xương và dây thần kinh. Và đây mới chỉ là một cách mà bẻ khóa sinh học có thể thay đổi cuộc sống của con người hiện nay.
Andrew Pelling, nhà khoa học có thể tạo ra tai người từ một quả táo
Tham khảo Businessinsider
Nguồn: GenK
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…