Phục hồi chức năng

Bài tập vận động có trợ giúp theo BYT

Chống chỉ định, tai biến và xử trí trong các bài tập vận động có trợ giúp

Vận động có trợ giúp là loại vận động chủ động do chính người bệnh thực hiện cùng với sự hỗ trợ của người khác hoặc các dụng cụ trợ giúp tập luyện để cho người bệnh hoàn thiện được động tác vận động.

Tác dụng của bài tập vận động có trợ giúp:

+ Tăng sức mạnh cơ

+ Tạo ra kích thích đối vói sự nguyên vẹn của xương. Định luật Wolff: sự phát triển của xương phù hợp với lực tác dụng lên nó. Mọi sự co cơ đều tác động đến hình dáng, dậm độ của xương. Bệnh nhân nằm lâu dễ gây ra tiêu xương.

+ Lập mẫu cử động điều hợp

+ Điều hòa thông khí, tăng cường sự đáp ứng về tuần hoàn, hô hấp.

Nguyên tắc trợ giúp của các kỹ thuật viên hoặc người hỗ trợ:

+ Chỉ trợ giúp vừa đủ, giảm dần sự trợ giúp khi lực cơ tăng tiến

+ Bệnh nhân có thời gian nghỉ ngắn sau luyện tập

Chỉ định tập vận động có trợ giúp

+ Trong mọi trường hợp người bệnh chưa tự thực hiện được hết tầm vận động của khớp, một phần động tác vận động của mình.

+ Cho các cơ yếu độ 2

Chống chỉ định tập vận động có trợ giúp

+ Gãy xương mới

+ Viêm khớp nhiễm khuẩn, lao khớp, tràn máu, tràn dịch khớp

+ Chấn thương mới (1 – 2 ngày đầu), sai khớp chưa được nắn chỉnh

+ Không làm được động tác hoặc làm được động tác lại nặng thêm.

Chuẩn bị tập vận động có trợ giúp

+ Người thực hiện: bác sỹ chuyên khoa Phục hồi chức năng, kỹ thuật viên Vật lý trị liệu và người được đào tạo chuyên khoa nhà người bệnh đã được huấn luyện.

+ Phương tiện: Các phương tiện cần thiết hỗ trợ thích hợp cho vận động trợ giúp.

+ Người bệnh: được giải thích về mục đích, phạm vi, mức độ, thời gian, kỹ thuật tập vận động chủ động có trợ giúp thụ động.

+ Hồ sơ bệnh án: Bệnh án và phiếu điều trị chuyên khoa.

Chẩn đoán bệnh, chẩn đoán chức năng, phát hiện đánh giá và theo dõi kết quả tập.

Các bước tiến hành bài tập vận động có trợ giúp

– Người bệnh ở các tư thế thích hợp cho bài để tập.

– Người tập ở các tư thế phù hợp.

– Tiến hành tập luyện: Yêu cầu người bệnh vận động chủ động phần cơ thể cần vận động như tự thực hiện phần vận động chân, tay hoặc phần cơ thể cần phục hồi chức năng mà tự họ làm được, người điều trị trợ giúp để người bệnh thực hiện được tối đa tầm vận động của khớp phần động tác mà họ không tự làm được. Có thể sử dụng các dụng cụ phục hồi chức năng trợ giúp vận động của người bệnh.

– Mỗi ngày tập 1 đến 2 lần, mổi lần tập 20 đến 30 phút.

Theo dõi

© Trong khi tập

– Xem người bệnh có đau, khó chịu.

– Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở và tình trạng toàn thân.

© Sau khi tập

– Người bệnh có đau và khi đau kéo dài trên 3 giờ sau tập là tập quá mức.

– Theo dõi tiến triển của tầm vận động khớp.

Tai biến và xử trí trong điều trị bằng các bài tập vận động có trợ giúp

+ Trong khi tập:

Nếu người bệnh bị đau tăng thì ngừng tập và theo dõi thêm.

+ Sau khi tập:

Nếu đau kéo dài và tình trạng toàn thân người bệnh có biểu hiện bất thường nếu do tập quá mức, phải xử trí tai biến và giảm cường độ tập các lần sau cho phù hợp thì ngừng tập và xử trí tai biến đó.

Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn Bài tập vận động có trợ giúp của Bộ Y tế)

adminyhoc

Recent Posts

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

2 days ago

12 thực phẩm chứa enzyme tiêu hóa tự nhiên

Một số thực phẩm, bao gồm một số loại trái cây như dứa và thực…

2 days ago

Độc đáo hệ vi sinh đường ruột tác động đến tính cách con người

Vai trò của hệ vi sinh đường ruột là tạo ra tính ổn định và…

2 days ago

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

7 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

1 week ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

1 week ago