Phục hồi chức năng

Tập vận động chủ động theo BYT

Chống chỉ định, tai biến và xử trí trong các bài tập vận động chủ động

Là động tác vận động do chính người bệnh thực hiện mà không cần có sự trợ giúp. Đây là phương pháp phổ biến chủ động và có hiệu quả nhất, nhằm mục đích duy trì và tăng tầm vận động của khớp, tăng sức mạnh của cơ.

Chỉ định tập vận động chủ động

– Người bệnh đã tự thực hiện được vận động.

– Kết quả thử cơ từ bậc 2 trở lên, cần làm tăng sức mạnh của cơ.

Chống chỉ định tập vận động chủ động

– Người bệnh sau nhồi máu cơ tim cấp. Tình trạng tim mạch không ổn định

– Khi vận động khớp sẽ làm tổn thương phần khác của cơ thể.

– Ngay sau phẫu thuật khớp, gân, cơ, dây chằng hoặc vá da ngang qua khớp.

– Gãy xương, trật khớp chưa xử trí.

Chuẩn bị tập vận động chủ động

+ Người thực hiện: Bác sỹ chuyên khoa phục hồi chức năng, kỹ thuật viên vật lý trị liệu, người được đào tạo chuyên khoa nhà người bệnh và người bệnh đã được tập huấn.

+ Phương tiện: bài tập, dụng cụ, gậy, ròng rọc, túi cát, dây cao su, tạ tay.

+ Người bệnh

– Lượng giá người bệnh để xác định loại tập vận động cần áp dụng.

– Người bệnh ở tư thế thoải mái, không ảnh hưởng đến tầm vận động của các khớp và chi, đã được giải thích về mục đích, thời gian, mức độ, kỹ thuật tập luyện.

+ Hồ sơ bệnh án: Bệnh án và phiếu điều trị chuyên khoa

– Chẩn đoán bệnh chính, chẩn đoán phục hồi chức năng.

– Chỉ định phương pháp tập.

– Phiếu thử cơ bằng tay, phiếu theo dõi kết quả tập.

Các bước tiến hành tập vận động chủ động

– Người bệnh: tư thế thoải mái, phù hợp với mục đích, kỹ thuật và các phần của cơ thể cần tập, cho phép vận động các khớp, chi trong tầm vận động bình thường.

Động viên người bệnh chủ động vận động hết tầm vận động.

– Người hướng dẫn tập: tư thế thoải mái thuận tiện cho các thao tác, làm động tác mẫu hướng dẫn người bệnh tập.

– Kỹ thuật: tập vận động theo các mẫu và tầm vận động bình thường của khớp, chi, phần cơ thể.

– Mỗi động tác lặp lại nhiều lần tùy theo khả năng người bệnh. Thời gian tập và mức độ vận động vận tăng dần, bắt đầu từ 5 đến 10 vận động. Vận động hết tầm là vận động bình thường cho phép. Mỗi ngày tập 1 đến 2 lần.

Theo dõi

© Trong khi tập:

Chất lượng của vận động, phản ứng của người bệnh, mạch, huyết áp, nhịp thở.

© Sau khi tập:

Mạch, huyết áp, nhịp thở, đau kéo dài qua 3 4 giờ sau tập coi như tập quá mức, tiến triển của vận động.

Tai biến và xử trí trong các bài tập vận động chủ động

© Trong khi tập:

– Đau: không vận động quá tầm vận động cho phép của khớp hoặc phần cơ thể cần tập.

– Gãy xương, trật khớp: ngừng tập, xử trí gãy xương, trật khớp.

– Hạ huyết áp, ngừng tim, ngừng thở: ngừng tập, cấp cứu hạ huyết áp, ngừng tim, ngừng thở.

© Sau khi tập:

Đau kéo dài quá 3 4 giờ sau khi tập, do tập quá mức, tạm thời ngừng tập cho đến khi hết đau rồi tiếp tục tập trở lại.

Yhocvn.net (Trích theo hướng dẫn Tập vận động chủ động của Bộ Y tế)

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

2 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

3 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

3 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

4 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

4 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

4 days ago