Bí quyết giúp thầy trở thành tấm gương cho mọi người khi chiến thắng bệnh tật rất đơn giản, chỉ gói gọn trong “5 chữ T” mà ai cũng có thể thực hiện được.
Bệnh lao phổi với bài học “Sống chết là quy luật, mình phải chấp nhận”
Lần đầu đối mặt với bạo bệnh là năm 1982, thầy phát hiện mình bị lao
phổi. Dù đã điều trị rất nhiều nhưng bệnh tình không tiến triển là mấy
do nhờn thuốc.
Thầy rất tuyệt vọng vì có bệnh mà không dùng thuốc được thì chữa bằng cách gì?
Nhưng chính trong những ngày tuyệt vọng đó, thầy lại nhận được bài
học sâu sắc nhất dành cho mình. Bài học đã cho thầy nghị lực và ý chí
vượt qua bệnh hiểm nghèo không chỉ lần này mà cả 2 lần đối mặt với ung
thư sau này. “Sống chết là quy luật và mình phải chấp nhận, sẵn sàng
đối mặt với thử thách 1 cách thoải mái vì đó là quy luật không thể
chống lại.”
“Bệnh
viện lao là 1 thế giới thu nhỏ. Ở đây sự cao cả cũng đến mức thánh
thiện và sự xấu xa cũng đến mức dơ bẩn. Hít thở trong bầu không khí như
thế, tôi chiêm nghiệm được rất nhiều điều của cuộc đời. Giống như người
sắp đi xa, luôn luôn có cảm giác cái gì nặng thì vứt đi, chỉ giữ lại cái
quan trọng. Ngộ ra ở đời tất cả không quan trọng, cái quan trọng nhất
là cái yêu thương của con người với nhau.”
Kết quả điều trị
Ăn vào thầy cảm thấy người khỏe ra, ăn ngon, da dẻ hồng hào, đi chụp
lại phổi thấy cái hang, vết trong phổi được lấp đầy và sơ hóa. Chụp đến
lần thứ 2 thì khỏi hoàn toàn một cách đầy bất ngờ.
“Sống chết là quy luật, mình phải chấp nhận”
Vượt qua ung thư tuyến giáp chỉ với 1 lần mổ
Lao phổi chưa phải là bệnh kinh khủng nhất mà thầy phải trải qua,
dường như nó mới chỉ là tiền đề cho 2 lần mắc ung thư liên tiếp sau này.
Năm 1992, mọi người quan sát thấy cứ mỗi lần nói chuyện là cổ thầy cứ
phồng lên. Lo ngại có gì bất thường, cả nhà giục đi khám, sau khi xạ
hình (cho uống 1 liều nhỏ chất phóng xạ để tạo ra những hình ảnh đặc
biệt của tuyến giáp) bác sĩ phát hiện ra thầy có 1 nhân lạnh trong tuyến
giáp. Được chuẩn đoán là nhân lạnh này lành tính nên thầy không quan
tâm lắm mà lao vào làm ăn.
Mãi sau khi quen hiệu phó đại học Y, vô tình nói chuyện về nhân lành tính đó thầy được yêu cầu đi khám ngay.
Chụp lại thì nhân lành đã bị ung thư hóa từ bao giờ và phải được mổ càng sớm càng tốt. Cũng may là ca mổ khá đơn giản.
Kết quả điều trị
Sau mổ không cần thuốc gì mà thầy chỉ điều trị bằng tam thất và chế
độ sinh hoạt lành mạnh. Thầy dùng tới 7 đến 8kg tam thất, chỉ bằng cách
thái lát rồi ngậm và nhai nuốt kết hợp với tập thể dục “Dịch cân kinh”
nghiêm túc, đều đặn.
Những bài tập giúp thầy có giấc ngủ sâu hơn, khỏe hơn và tiếp tục làm việc như một người bình thường chứ không phải một người bệnh.
Ung thư đại tràng ập tới lúc không ngờ đến
Năm 2003 khi chuẩn bị nghỉ hưu, chỉ trong 1 tháng mà bỗng dưng thầy
sút tới 7 kg không rõ lý do. Tìm lại bác sĩ và thầy được thông báo là
ung thư đại tràng giai đoạn 2.
Kết quả ung thư đại tràng của thầy Việt Anh lúc sắp nghỉ hưu
Dù bất ngờ và được chỉ định mổ ngay chỉ sau 1 ngày phát hiện bệnh nhưng lúc đó “tôi đón nhận bình tĩnh lắm, lên trên bàn mổ thấy huyết áp và nhịp tim không tăng, không thay đổi”.
Lý giải cho sự phản ứng đó, thầy chia sẻ “Tư tưởng rất quan trọng, coi nó ghê gớm đáng sợ thì nó thực sự đáng sợ, coi nó tất yếu thì chấp nhận sống chung.”
Kết quả điều trị
Và chính nhờ tâm lý lạc quan, coi mọi thứ nhẹ tựa lông hồng đó mà 1 lần nữa điều kỳ diệu lại xảy ra với thầy. “Chỉ sau 6 tháng tôi đã hồi phục. Hồi phục một cách nhanh chóng tới mức khiến mọi người ngạc nhiên, cứ mỗi tuần là thấy khác chứ không nói đến 1 tháng”.
Khi được nghe chúng tôi thắc mắc là có phải do “may mắn” hay không mà
sao thấy 2 lần đối mặt với ung thư, có vẻ căn bệnh này của thầy không
ghê gớm như mọi người vẫn hình dung. Thầy chia sẻ về bí quyết chiến
thắng của mình.
Bí quyết 5T chiến thắng ung thư của thầy giáo già
1. Tinh thần tích cực, lạc quan
Cả 3 lần đối đầu với bệnh tật, lần nào thầy cũng giữ được cho mình một tinh thần lạc quan.
“Sống
chết là quy luật và mình phải chấp nhận, sẵn sàng đối mặt với thử thách
1 cách thoải mái vì đó là quy luật không thể chống lại.”
Trong cuộc đời ai cũng phải vượt qua những khó khăn thử thách của
riêng mình, không ai được đi trên con đường bình lặng cả. Sự việc vẫn
diễn ra dù bạn có coi nó là ghê gớm hay nhẹ nhàng, vì vậy hãy chọn cho
mình cách nhìn của thầy Việt Anh “coi nó ghê gớm đáng sợ thì nó thực sự
đáng sợ, coi nó tất yếu thì chấp nhận sống chung.”
Khi phát hiện bệnh thì không nên lo sợ, tỉnh táo xem bệnh ở mức độ
nào và tìm cách chiến đấu, đã chiến đấu thì kiên trì đến cùng. Đây chính
là bí kíp giúp thầy “lên trên bàn mổ mà huyết áp và nhịp tim không
tăng, không thay đổi”
Chọn cách sống tích cực, lạc quan, không coi mình là người bệnh mà vẫn lao động vừa sức để thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn. Giờ thầy đã ngoài 73 tuổi nhưng vẫn đi dạy đều và chăm chỉ làm việc nhà, lao động chân tay nhẹ nhàng.
2. Tập thể dục thể thao đều đặn
Sau thời gian nghiên cứu cách thể dục phù hợp với mình, thầy Việt Anh
chọn tập theo động tác vẩy tay của “Dịch cân kinh” kết hợp với đi bộ.
Thày tập thể dục với động tác vẩy tay hàng ngày
“Dịch cân kinh” là bài tập thể lực của Thiếu Lâm, giúp điều hòa cơ
thể, tăng cường sức khỏe và giải quyết được nhiều vấn đề của bệnh tật
nhưng lại rất dễ tập.
Tác dụng của động tác vẩy tay
– Nâng cao công năng hoạt động của các tạng phủ, hành khí hoạt huyết
– Khơi thông kinh mạch
– Nâng cao chính khí (sức đề kháng), giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật.
Hướng dẫn tập dịch cân kinh
Động tác vẩy tay trong Dịch cân kinh
– Hai tay đưa ra trước nhẹ, vẩy ngược tay về phía sau mạnh.
– Bẩm 2 chân trên mặt đất, thót hậu môn lên để dưới căng mà trên thì
chùng, để phù hợp với cái gọi là “thiên khinh, địa trọng” có nghĩa là
trên trời nhẹ mà dưới thì nặng.
– Nếu lần đầu tiên luyện tập vẩy tay chỉ nên tập 100 cái, sau đó số lượng vẩy tăng dần theo từng ngày.
– Vẩy tay xong thì đi bộ mấy vòng quanh hồ, vì sau khi vẩy tay thì gân căng, bắp chân cứng nên cần đi bộ để điều hòa lại
– Cuối cùng là nghỉ ngơi, thư giãn và hít thở không khí trong lành.
Từ
năm 1992 đến giờ thầy đã áp dụng bài tập này và chăm chỉ tập luyện mỗi
ngày 1h15’, bất kể trời mưa hay nắng, mỗi ngày ít nhất 1.000 cái
Kết quả
Từ ngày duy trì thói quen tập luyện thầy có sức khỏe hơn, bắp chân
rất rắn, đi bộ không thấy mỏi. Có lần đi đến tầng 6 mà thấy bình thường.
3. Thức ăn cân bằng, hợp lý
Chữ T thứ 3 là vấn đề ăn uống. Tất cả những thực phẩm có lợi và có
hại cho bệnh đều được liệt kê rõ ràng và tuân thủ nghiêm ngặt. Không vì
vui, liên hoan hay bất cứ lý do gì mà thầy làm sai nguyên tắc ăn uống
của mình.
Nhóm thực phẩm nên hạn chế với người ung thư:
Cân đối các thực phẩm tốt cho cơ thể :
– 30% thuộc về các loại hạt;
– 30% thức ăn từ các loại củ;
– 20% từ các loại rau, quả ;
– 10% từ đạm động vật như cá, tôm, cá hồi, cá quả, bào ngư, sò huyết, hải sâm, yến…
– 10% còn lại có thể từ các nguồn dinh dưỡng bổ sung mà bữa ăn hàng ngày chưa đáp ứng được.
Dinh dưỡng phù hợp cho người ung thư
Cái quan trọng là phải chủ động tìm hiểu để có kiến thức về căn bệnh
của mình ở các nguồn đáng tin cậy. Biết mình đang ở giai đoạn nào, cần
những gì và nên tránh những gì. Điều chỉnh chế độ ăn sao cho tốt nhất để
bệnh không phát triển mà thuyên giảm dần.
4. Thực phẩm bổ sung
Để chữa được bệnh triệt để và tránh nguy cơ tái phát thầy cũng chú ý
tới các thực phẩm bổ sung theo từng bệnh. Lưu ý là các thực phẩm này
phải được chứng minh hiệu quả tốt cho bệnh của mình, rõ nguồn gốc và
dùng thử xem vì hiệu quả còn tùy vào cơ địa mỗi người.
– Với lao phổi: nhờ cây “vờ tẻ”, thầy ăn ngủ tốt và sức khỏe hồi phục và vết thương trong phổi được chữa lành.
– Với ung thư tuyến giáp: 7 đến 8kg tam thất, được thái lát để ngậm và nhai nuốt theo từng bữa.
Muốn biết loại thực phẩm bổ sung nào tốt và hợp với tình trạng bệnh của mình thì có thể tham khảo ý kiến bác sĩ/ sách y học.
5. Thuốc và tham gia vào quá trình điều trị chứ không chỉ nghe lệnh bác sĩ
Chữ T cuối cùng và cũng không kém phần quan trọng là dùng thuốc, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sỹ và tham gia vào quá trình trị bệnh của chính mình chứ không phải là bác sĩ chỉ đâu, đánh đó không biết mình đang ở tình trạng nào, dùng thuốc gì…
|
Bác sỹ rất bận rộn, hơn nữa họ không có thói quen nói chi tiết, cụ thể cho bệnh nhân nếu bạn không hỏi.
Hãy hỏi để hiểu bệnh của mình, hãy hỏi đúng câu và đúng cách để nắm được những thông tin cần thiết.
Sẽ không có may mắn hay cơ hội nào
chờ bạn cả nếu bạn không làm gì và chỉ mong chờ nó đến. Hãy hành động vì
tính mạng của mình và người thân.
Theo x3Suckhoe
Nguồn: TTOnline
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…