Những ai đã xem qua bộ phim “kẻ hủy diệt” do Arnold Schwarzenegger thủ vai chính chắc chắn vẫn còn ấn tượng cảnh đôi mắt Arnold phát ra tia sáng màu đỏ khiến người xem rùng mình. Đến nay, hình ảnh đó đã từ phim ảnh đi ra đời thực.
Theo Motherboard đưa tin, một nhà làm phim đến từ Canada tên Rob Spence đã thay mắt phải của mình bằng một thiết bị giống như máy quay phim siêu nhỏ, có thể phát ra tia sáng không khác gì “kẻ hủy diệt”.
Lên 9 tuổi, cậu bé hiếu động Spence được đến thăm ông nội ở Cộng hòa Ireland. Tại đây, cậu tìm thấy một khẩu súng và trong khi chơi đùa với nó, Spence đã bắn vào một đống phân bò. Nhưng không may, phản lực khi viên đạn bắn ngược trở lại khiến mắt phải của cậu bé gần như mất đi thị lực.
Tầm nhìn của Spence từ đó bị thu hẹp lại khiến mọi hoạt động của anh cũng trở nên khó khăn hơn. Ví dụ như trong cửa hàng tạp chí, Spence có thể sẽ không cẩn thận làm rơi hết những quyển sách báo. Năm 2007, mắt phải của anh đột nhiên sưng đỏ và có nguy cơ bị hỏng vĩnh viễn. Vốn không thích thú với mắt giả chế tạo từ thủy tinh, anh đã chọn lựa một hướng đi khác cho mình.
▼ Anh chàng Rob Spence, người đã quyết định thay mắt phải.
Năm 2008, “con mắt máy quay” đầu tiên được Spence chế tạo thành công. Cấu tạo bao gồm một ống kính máy quay và một máy phát không dây cực nhỏ. Vì con mắt giả này không được gắn kết với dây thần kinh, nên Spence không thể sử dụng nó đúng chức năng của một con mắt, nhưng bù lại, nó có thể ghi lại những hình ảnh khác nhau.
Cũng không phải anh ấy luôn đeo con mắt này. Nó chỉ có thể sử dụng 30 phút trước khi hết pin. Ngoài ra, những gì được ghi lại có thể được chuyển tới một màn hình máy tính hoặc TV.
Kĩ thuật của Spence có lẽ đã chứng minh được chân lý: “Sự hòa hợp thống nhất giữa máy móc và con người, mở ra thời đại công nghệ kĩ thuật mới”. Khi được hỏi: “Liệu con mắt máy quay có được coi là xâm phạm quyền riêng tư của người khác?”, Spence đã trả lời đầy tự hào: “Tôi biến con mắt của mình thành cái gì hoàn toàn là chuyện của cá nhân tôi.“
▼ Con mắt có thể phát ra ánh sáng đỏ.
Đúng là như vậy, ranh giới giữa công nghệ cao với quyền riêng tư ngày càng trở nên mơ hồ. Trong một bộ phim khoa học viễn tưởng, người ta chỉ cần một con chip là có thể theo dõi từng hoạt động của người khác 24/24, sau đó, kết nối với tivi để truyền tải hình ảnh về cuộc sống của người đó một cách chi tiết. Nhưng như vậy cũng kéo theo những hệ lụy khác nhau, thậm chí là tiếp tay cho tội ác.
Video: Đã mắt với công nghệ làm bánh
Quỳnh Chi
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…