Hệ vi sinh đường ruột chứa rất nhiều vi khuẩn và các vi sinh vật khác, đóng một vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và cân bằng nội môi.
Hệ thống miễn dịch rất quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng từ các vi sinh vật gây bệnh. Những người có hệ thống miễn dịch yếu, chẳng hạn như người già, dễ bị nhiễm trùng hệ miễn dịch cũng như phát triển các bệnh viêm nhiễm hơn. Hệ vi sinh đường ruột chứa rất nhiều vi khuẩn và các vi sinh vật khác, đóng một vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch và cân bằng nội môi. Hệ vi sinh đường ruột có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tổng thể và chức năng miễn dịch. Do đó, rối loạn hệ khuẩn ruột có thể là nguyên nhân chính làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh lý liên quan đến tuổi tác.
Vai trò của hệ vi sinh đường ruột đối với sức khỏe và bệnh lý
Đường tiêu hóa của con người đóng một vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch vì nó chứa một quần thể vi sinh vật rất phức tạp và đa dạng, gọi là hệ vi sinh đường ruột, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và bệnh lý của cơ thể. Hệ vi sinh đường ruột là một yếu tố không thể thiếu trong việc xác định phản ứng miễn dịch của cơ thể và rối loạn hệ khuẩn ruột có thể là một phần nguyên nhân gây ra các bệnh mãn tính liên quan đến hệ thống miễn dịch.
Sự đa dạng của vi khuẩn đường ruột cho phép thực hiện nhiều chức năng, bao gồm cả việc sản xuất các chất chuyển hóa có thể ảnh hưởng đến nhiều quá trình sinh lý trong cơ thể. Ngược lại, một hệ vi sinh vật thiếu phong phú và đa dạng là dấu hiệu của chứng rối loạn hệ khuẩn ruột, vì nó có thể không còn thực hiện được các chức năng nhằm tăng cường sức khỏe cho cơ thể.
Ảnh hưởng của chế độ ăn uống đến hệ vi sinh bị lão hóa
Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố ảnh hưởng nhất đến việc hình thành hệ vi sinh đường ruột. Các khu vực cộng đồng khác nhau có chế độ ăn uống khác nhau và dẫn tới hệ vi sinh đường ruột khác nhau. Thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng thành phần của hệ vi sinh đường ruột. Chế độ ăn của con người bao gồm các chất dinh dưỡng đa lượng, cung cấp năng lượng và vi chất dinh dưỡng, hỗ trợ các chức năng thiết yếu trong cơ thể. Dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố cần thiết để các tế bào hoạt động bình thường, bao gồm cả tế bào miễn dịch, với một số vi chất dinh dưỡng như vitamin và kẽm có vai trò đặc biệt trong việc duy trì hệ thống miễn dịch và giảm viêm.
Lão hóa thường làm thay đổi chế độ ăn uống và lượng chất dinh dưỡng do thay đổi khẩu vị, độ nhạy cảm với thực phẩm hoặc khả năng tiếp cận chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chế độ ăn của cơ thể bị lão hóa được xác định bởi nhiều yếu tố, bao gồm hoàn cảnh sống, tính độc lập, tiêu hao năng lượng, suy giảm chức năng nhai và mất khứu giác. Những thay đổi trong chế độ ăn uống thường có xu hướng dẫn đến hệ vi sinh dưới mức tối ưu, dẫn đến chứng rối loạn hệ khuẩn ruột ở người già. Những người cao tuổi sống trong các cơ sở chăm sóc dài hạn có sự đa dạng vi khuẩn giảm so với những người sống trong cộng đồng, điều này có liên quan đến những thay đổi trong chế độ ăn uống như thay đổi việc tiêu thụ rau, trái cây và thịt.
Một số nghiên cứu đã xem xét các biện pháp can thiệp dinh dưỡng khác nhau để cải thiện sức khỏe đường ruột ở người cao tuổi, nhưng cần nhiều nghiên cứu hơn nữa để nhắm đến nhóm đối tượng này với nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của họ. Ngược lại, cũng có những bằng chứng cho rằng việc bổ sung men vi sinh không cải thiện đáng kể tình trạng viêm hoặc nhiễm trùng ở bệnh nhân cao tuổi. Do vậy, cần có những nghiên cứu trong tương lai gần để kiểm định tác động của việc bổ sung các chất đối với hệ vi sinh vật đường ruột.
Ảnh hưởng của hoạt động thể chất/ thể dục lên hệ vi sinh bị lão hóa
Các hoạt động thể chất/thể dục thường xuyên không chỉ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch mà còn giảm tỷ lệ tử vòng và tiến triển nặng các bệnh mạn tính chẳng hạn như bệnh tim mạch, một số bệnh ung thư và các bệnh liên quan đến hội chứng chuyển hóa. Các hoạt động thể chất/ thể dục thường xuyên cũng giúp giảm các tình trạng viêm mạn tính ở mức độ thấp và tăng cường chức năng miễn dịch.
Các tài liệu nghiên cứu trước đó về ảnh hưởng của hoạt động thể chất/ thể dục lên vi khuẩn đường ruột, đặc biệt là vấn đề lão hóa, rất ít. Kết hợp lại, chúng ta thấy rằng việc tập thể dục có thể làm thay đổi thành phần, tính đa dạng và/hoặc chức năng của hệ vi sinh đường ruột của cơ thể. Tuy nhiên, mức độ thay đổi này phụ thuộc vào phương thức, cường độ, thời gian tập luyện cũng như giới tính, chỉ số BMI và tuổi tác của cơ thể. Do vậy, việc kiểm soát những thay đổi kết hợp với từng độ tuổi, đặc biệt là tuổi già, vẫn còn nhiều thách thức.
BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:
Tập thể dục có lợi cho vi khuẩn đường ruột như nào?
Cách cân bằng hệ vi sinh đường ruột ở người cao tuổi
Cân bằng hệ vi sinh đường ruột khắc phục các vấn đề về da
2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp
Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?
Yhocvn.net
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…