Tiêu hóa

Tổ hợp các căn bệnh về đường ruột

Bệnh đường ruột có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào gồm nhiều bệnh lý với các triệu chứng khác nhau. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến những biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó việc hiểu biết những căn bệnh về đường ruột sẽ giúp người dân bảo vệ sức khoẻ hệ tiêu hoá nói riêng, sức khoẻ nói chung.

Vai trò của đường ruột

Đường ruột gồm có ruột non, ruột già có nhiệm vụ tiêu hóa thức ăn, hấp thụ các chất dinh dưỡng, lưu trữ, đào thải cặn bã ra ngoài cơ thể. Do đường ruột là nơi tiếp xúc với thức ăn, chất thải thường xuyên vì vậy cơ quan này dễ bị tổn thương hoặc viêm nhiễm dẫn đến các căn bệnh về đường ruột. Bệnh về đường ruột được xếp vào hai nhóm chính đó là bệnh cấp tính và mạn tính. Các bác sĩ cho biết dù mắc bệnh ở dạng nào bệnh nhân cũng cần được theo dõi và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng tới hoạt động của hệ tiêu hóa.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh lý về đường ruột như sự tấn công của virus, vi khuẩn gây tình trạng viêm nhiễm, do tác dụng phụ của thuốc, do thói quen ăn uống, sinh hoạt kém lành mạnh, mắc bệnh về đường ruột do di truyền …

Một số bệnh đường ruột thường gặp

Viêm đường ruột

Viêm đường ruột là bệnh tiêu hóa thường gặp, nguyên nhân chính gây bệnh là virus và vi khuẩn. Bệnh viêm đường ruột gồm 2 dạng chính đó là viêm ruột kết và bệnh crohn. Trong đó bệnh crohn chủ yếu xuất hiện ở ruột non, nếu các vết loét ăn sâu tới thành ruột, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng gây nguy hiểm đến tính mạng.

Triệu chứng của bệnh viêm đường ruột là bị tiêu chảy liên tục từ 2 – 3 ngày, trung bình một ngày có thể đi ngoài tới 10 – 15 lần. Tình trạng này khiến cơ thể mất nước, nhịp tim đập nhanh và có nguy cơ tụt huyết áp. Ngược lại, một số người bệnh có triệu chứng táo bón.

Ngoài những triệu chứng điển hình trên, người bị viêm đường ruột có dấu hiệu sốt cao, ăn uống không ngon miệng, sụt cân nhanh…

Nhiễm trùng đường ruột

Nhiễm trùng đường ruột xảy ra do thói quen ăn uống không lành mạnh, thường xuyên ăn thực phẩm có chứa vi khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Tương tự như viêm đường ruột, bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột thường bị rối loạn tiêu hóa, vừa táo bón vừa tiêu chảy. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu nước trầm trọng gây ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh.

Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân nhiễm trùng đường ruột là đầy hơi, chướng bụng và hay bị đau co thắt bụng. Kèm theo đó là hiện tượng buồn nôn và chán ăn.

 Viêm đại tràng co thắt

Viêm đại tràng co thắt là tình trạng khá nghiêm trọng do đại tràng của người bệnh đã bị tổn thương. Người bệnh sẽ phải đối mặt với những cơn đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống. Các cơn đau sẽ dần thuyên giảm sau mỗi lần bệnh nhân đi đại tiện.

Biểu hiện ở những người bị viêm đại tràng co thắt là rối loạn đại tiện, vừa tiêu chảy, vừa táo bón. Các dấu hiệu cảnh báo bệnh viêm đại tràng co thắt như đầy hơi, chướng bụng, ăn uống kém… khá giống với các bệnh đường ruột khác do đó bệnh nhân cần đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và điều trị theo phác đồ phù hợp.

Tắc ruột

Một số dấu hiệu nhận biết khi tắc ruột gồm đau bụng dữ dội, đầy hơi, bụng bị chướng, nôn, táo bón.. Tắc ruột là bệnh lý nguy hiểm do đó người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế để được cấp cứu và phẫu thuật kịp thời. Tắc ruột xảy ra do tình trạng phân hoặc thức ăn không di chuyển được qua ruột, từ đó ruột bị tắc một phần hoặc tắc toàn bộ. Nguyên nhân do nhiều yếu tố khác nhau như thoát vị, ung thư… Đôi khi tắc ruột cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc.

Những giải pháp phòng bệnh đường ruột

Thay đổi và điều chỉnh thói quen ăn uống, sinh hoạt khoa học là một trong những cách phòng bệnh hiệu quả. Chế độ ăn cần tăng cường rau củ, bổ sung chất xơ để đường ruột hoạt động hiệu quả hơn. Sữa chua kích thích tiêu hóa có tác dụng làm sạch đường ruột. Ngược lại, các món ăn cay nóng, nhiều muối, dầu mỡ và đồ uống có cồn cần được hạn chế trong thực đơn ăn uống hàng ngày.

Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh về đường ruột người dân tuyệt đối không bỏ qua bữa sáng, hạn chế ăn đêm. Lưu ý mỗi bữa không nên ăn quá no, chia nhỏ các bữa ăn, ăn chậm, nhai kỹ bổ sung đủ lượng nước từ 1,5 đến 2 lit/ngày cho cơ thể. Tuân thủ thói quen khoa học hàng ngày như ngủ đủ giấc, thường xuyên luyện tập thể thao, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, tránh stress…. Lưu ý duy trì test thở hydro định kỳ 1 năm/lần để kịp thời phát hiện các nguy cơ gây bệnh đường ruột.

BÀI CÙNG CHỦ ĐỀ:

Bổ sung lợi khuẩn giúp cải thiện bệnh Crohn

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Viêm loét đại trực tràng chảy máu

Nguyên nhân gây liệt ruột cơ năng, giải pháp

Ruột non: Một số rối loạn, bệnh lý phổ biến và phương pháp điều trị

Yhocvn.net

bien tap

Recent Posts

SIBO liên quan đến tăng cân như thế nào?

SIBO có gây tăng cân không? SIBO (sự phát triển quá mức vi khuẩn tại…

21 hours ago

Mất cân bằng vi khuẩn đường ruột gây rối loạn tự kỷ

Theo các số liệu thống kê từ Liên Hợp Quốc cho thấy hiện có 1%…

2 days ago

Vi khuẩn đường ruột oxalobacter formigenes hỗ trợ điều trị sỏi thận

Cơ thể con người chứa đến hàng tỷ các vi sinh vật khác nhau bao…

3 days ago

Vai trò, ảnh hưởng của hệ vi sinh đường ruột đối với bệnh tiểu đường, béo phì, ung thư đại tràng

Hệ vi sinh đường ruột của con người là một cộng đồng vi sinh vật…

4 days ago

JARDIANCE, empagliflozin điều trị đái tháo đường týp 2

JARDIANCE viên nén bao phim chứa 10 hoặc 25 mg empagliflozin. Thành phần tá dược:…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột có thể ảnh hưởng đến não như thế nào?

Hơn một thế kỷ trước, chúng ta phát hiện ra rằng vi khuẩn sống trong…

5 days ago