Dinh dưỡng

Ăn dứa thế nào để không bị ngộ độc

Tháng 5, 6 là thời điểm các tin đồ ăn dứa được thỏa mãn niềm đam mê khoái khẩu với các cung bậc nước ép dứa, mứt dứa, dứa trộn chua cay… Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo lạm dụng dứa, ăn dứa không đúng cách có thể dẫn tới ngộ độc.

Tác dụng của dứa

Dứa rất giàu vitamin, khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Về thành phần hóa học, trong 100g dứa có 90,5g nước, 0,8g protid, 1g axit hữu cơ, 6,5 glucid, 15mg canxi, 17mg photpho, 24mg vitamin C, 0,5mg sắt và các loại vitamin khác như vitamin B1, B2, PP, caroten…

Đặc biệt, kết quả một công trình nghiên cứu cho thấy enzyme của quả dứa có khả năng chữa bệnh tim do có thể làm tan máu tụ dẫn đến cơn đau tim. Người bị cao huyết áp ăn dứa sẽ tránh được nguy cơ tụ máu dẫn đến tai biến mạch máu não.

Ngoài ra, người bình thường khi ăn dứa hàng ngày sẽ rất tốt cho hệ tiêu hóa, tăng hệ miễn dịch, chống viêm khớp… Đối với phụ nữ, dứa có tác dụng chống ôxi hóa giúp làn da thêm đẹp, mịn màng.

Cách ăn dứa để không bị ngộ độc

Tác dụng của dứa tốt là vậy, tuy nhiên, khi ăn dứa cần thận trọng bởi dứa có thể gây nên chứng ngộ độc hoặc dị ứng rất nguy hiểm, thậm chí trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

Các chuyên gia lý giải nguyên nhân gây ra dị ứng, ngộ độc dứa là do một loại nấm độc Candida tropicalis thường gặp trên mặt đất ẩm. Loại nấm này phát triển về mùa hè trùng với mùa dứa chín trong khi cây dứa mọc thấp, quả nằm gần kề mặt đất, mắt ăn sâu vào thân quả nên nấm càng dễ bám vào.

Không ăn dứa khi đói, ăn dứa xanh, dứa bị dập nát…

Ngoài ra, trong quá trình thu hái, vận chuyển, quả dứa thường được đổ đống dễ dập nát nên nấm Candida có thể xâm nhập và phát triển bên trong làm một số người ăn phải sẽ mắc bệnh. Do đó người dân khi ăn dứa chọn quả lành lặn, không bị dập, nát bởi dứa mọc sát mặt đất, vỏ lại xù xì nên quả là nơi cư trú của nấm. Khi dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển, xâm nhập sâu vào trong quả, gây ngộ độc cho người ăn với các triệu chứng là mệt mỏi, khó chịu, ngứa ngáy, nổi mề đay.

Đặc biệt không nên ăn dứa khi còn xanh bởi khi ăn hoặc uống nước ép dứa chưa chín sẽ rất nguy hiểm. Khi còn xanh, dứa rất độc hại, dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.

Cuối cùng cần tránh ăn dứa khi đói bởi dứa ăn vào khi đói sẽ khiến cơ thể bị nôn nao, khó chịu. Nguyên nhân do các chất hữu cơ và bromelin có trong dứa tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột.

Ăn dứa thế nào để không bị ngộ độc

Theo giadinh.net.vn

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

3 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

3 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago