Categories: Dinh dưỡng

8 lý do để nói không với món 2.000 đồng gia đình Việt nào cũng ăn

Đậu phụ là món ăn bình dân, rẻ tiền, xuất hiện trong mâm cơm của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, bạn đã lường hết được những rủi ro khi ăn loại thực phẩm này?

Đậu phụ là món ăn phổ biến làm từ đậu nành (đậu tương) được rất nhiều người yêu thích. Nó là một ví dụ điển hình về một thực phẩm tự nhiên, đơn giản, truyền thống, không tốn kém và vô cùng bổ dưỡng. Tuy nhiên, cái gì cũng có hai mặt của nó và bạn nên cân nhắc có nên ăn đậu phụ hay không với những lý do dưới đây:

Thực phẩm biến đổi gene (GMO)

Đậu nành là một trong những thực phẩm biến đổi gene phổ biến nhất trên thị trường. Hiện nay, số lượng đậu nành tự nhiên ngày càng hiếm, thậm chí ít nhất 90% đậu nành trồng ở Mỹ đều là giống GMO.

GMO bắt đầu được bán trên thị trường từ những năm 1990. Tuy các nhà khoa học vẫn chưa đủ bằng chứng để kết luận rằng việc sử dụng thực phẩm GMO có an toàn hay không, nhưng rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng nhận định không nên tiêu thụ GMO.

Có hai điều mà người ta thường truyền tai nhau về GMO: GMO gây dị ứng ở một số người và tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư. Bên cạnh đó, GMO có thể tiêu diệt các vi khuẩn tốt trong đường ruột, làm hỏng hệ thống tiêu hóa, ảnh hưởng xấu tới gan và thận…

Phytoestrogen và ung thư vú

Đậu phụ có chứa isoflavones thuộc nhóm phytoestrogens hay còn gọi là estrogen thực vật. Hợp chất này có tác dụng như estrogen vào cơ thể ngăn chặn quá trình sản xuất estrogen bình thường. Bởi vì estrogen đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển khối u ung thư vú, vì thế, đã nảy sinh rất nhiều thắc mắc về mức độ rủi ro khi ăn đậu nành hay đậu phụ.

Ảnh hưởng tiêu cực tới tuyến giáp

Đậu phụ được làm từ đậu nành nên có chứa nhiều hợp chất goitrogenic, đặc biệt là genistein – một isoflavone có nhiều nhất trong đậu nành có tác động như một chất chống oxy. Hợp chất goitrogenic có thể kìm hãm hoạt động của tuyến giáp, từ đó gây bướu cổ, suy tuyến giáp.

Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Archives of Disease in Childhood năm 2004, trẻ ăn các sản phẩm từ đậu nành có nguy cơ phát triển bệnh suy giáp bẩm sinh.

Chất kháng dinh dưỡng (Antinutrients)

Đậu phụ chứa hàm lượng cao acid phytic, mà khoa học đã chứng minh có thể liên kết với các khoáng chất như đồng, kẽm, calci, magne ngăn chặn đường ruột hấp thu các chất dinh dưỡng cần thiết. Ngoài ra, đậu phụ còn chứa một số chất liên quan tới chất kháng dinh dưỡng khác, bao gồm:

– Lectin và saponin: Liên quan đến hội chứng ruột rò rỉ cũng như các vấn đề tiêu hóa và miễn dịch khác.

– Oligosaccharides: Gây đầy hơi, chướng bụng.

– Oxalat: Liên quan tới sỏi thận và đau âm hộ mạn tính.

– Các chất ức chế protease: Can thiệp vào quá trình tiêu hóa protein và gây suy dinh dưỡng, chậm phát triển, suy tiêu hóa và viêm tụy.

– Phytates: Hấp thụ chất khoáng, gây ra sự thiếu hụt kẽm, sắt và calci.

Lão hóa não

Đậu phụ và các sản phẩm từ đậu nành liên kết với bệnh mất trí nhớ và Alzheimer.

Một nghiên cứu tại Mỹ cho rằng, ăn nhiều hơn 2 bữa đậu phụ mỗi tuần có thể làm “tăng tốc lão hóa não bộ”, đậu phụ và một số sản phẩm từ đậu nành liên kết với bệnh mất trí nhớ và Alzheimer. Trong khi đó, ăn tempeh – một sản phẩm lên men từ đậu nành có nguồn gốc từ Indonesia lại giúp cải thiện trí nhớ.

Thiếu hụt vitamin B12 và vitamin D

Đậu phụ chứa một hợp chất tương tự như vitamin B12. Tuy nhiên, cơ thể lại không thể hấp thụ chất này theo cách mà nó vẫn làm như vitamin B12 thực thụ. Đây là lý do vì sao các loại thực phẩm từ đậu nành như đậu phụ lại góp phần khiến cơ thể bị thiếu hụt vitamin B12 , đặc biệt ở những người ăn chay. Bên cạnh đó, ăn nhiều đậu phụ cũng làm tăng nhu cầu vitamin D của cơ thể, điều đó có nghĩa rằng cơ thể bạn sẽ bị thiếu hụt vitamin D nghiêm trọng.

Khó tiêu hóa

Đậu phụ có chứa chất ức chế enzyme mạnh, ngăn cản các hành động của các enzyme tụy trypsin cùng với các enzyme phân giải protein cần thiết cho tiêu hóa protein. Điều này không chỉ khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa mà còn gây ra nhiều vấn đề với tuyến tụy.

Tiềm năng bị bệnh tim

Một nghiên cứu gần đây được đăng trên Tạp chí Journal of Clinical Investigation cho rằng, một chế độ ăn uống nhiều đậu nành không có lợi cho bệnh cơ tim phì đại (HCM) – một tình trạng mà cơ tim trở nên dày bất thường và làm cho nó khó bơm máu cho tim.

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc ung thư, thiếu máu, mắc bệnh tiêu hóa, bị bệnh gout, mắc các bệnh về huyết áp, tim mạch, bị suy tuyến giáp và lo lắng về bất kỳ tác dụng phụ nào của đậu phụ, hãy hỏi ý kiến bác sỹ, chuyên gia dinh dưỡng trước khi ăn.

Biết Tuốt H+ (Theo Dr.Axe)

Nguồn: Health+

adminyhoc

Recent Posts

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago

Căng thẳng và sức khỏe đường tiêu hóa có liên quan như thế nào?

Bạn có biết có một mối liên hệ phức tạp giữa ruột và căng thẳng…

1 week ago

Sức khỏe đường ruột, mức năng lượng tối ưu với chúng ta

Khi cảm thấy kiệt sức và thiếu năng lượng là mối quan tâm phổ biến…

1 week ago