Mít có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus, là một loài cây họ dâu và cùng ngành với cây xa kê (Moraceae).
Mít có nguồn gốc và phát triển mạnh ở các nước Nam và Đông Nam Á, đặc biệt là ở các khu rừng nhiệt đới phía tây nam của Ấn Độ, ven biển Karnataka và Maharashtra và Indonesia. Cây mít rất phù hợp với vùng khí hậu nhiệt đới và quả của nó thuộc loại trái cây lớn nhất, có thể đạt tới 35 kg trọng lượng, 90 cm chiều dài và 50 cm đường kính.
Dưới đây là những thông tin về dinh dưỡng có trong quả mít bạn cần biết.
1. Mít có hàm lượng calo cao
100 g thịt của quả mít cung cấp 95 calo. Thịt mít chín có mùi thơm đặc trưng và dễ tiêu hóa nhờ có đường đơn như fructose và sucrose – loại đường mà khi chúng ta ăn sẽ làm tăng dự trữ năng lượng và tiếp thêm sinh khí trực tiếp cho cơ thể.
Cây mít.
2. Chứa nhiều chất xơ
Mít rất giàu chất xơ, vì vậy nó giống như là một liều thuốc nhuận tràng tốt cho tiêu hóa. Các chất xơ sẽ giúp bảo vệ màng nhầy của ruột bằng cách giảm thời gian tiếp xúc cũng như sự gắn kết của các hóa chất gây ung thư trong ruột kết.
3. Chứa vitamin A
Thịt mít tươi có chứa vitamin A và các sắc tố flavonoid như carotene-Ay, xanthin, lutein và cryptoxanthin-Ay. Khi kết hợp cùng với nhau, hợp chất này hoạt động để duy trì tính toàn vẹn của màng nhầy và da. Khi ăn các loại trái cây tự nhiên giàu vitamin A và carotene theo các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chúng hoàn toàn có thể bảo vệ phổi và phòng ngừa ung thư khoang miệng.
Múi mít.
4. Chống oxy hóa cao hơn nhờ có chứa vitamin C
Ngoài ra, mít là một nguồn cung cấp tốt của vitamin C giúp chống oxy hóa. Mít cung cấp khoảng 13,7 mg hoặc 23% RDA. Tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin C giúp cơ thể miễn dịch với nhiễm trùng và các gốc tự do có hại.
5. Một nguồn giàu các vitamin B
Mít là một trong các loại trái cây hiếm rất giàu vitamin nhóm B. Số vitamin nhóm B bao gồm B6 (pyridoxine), niacin, riboflavin và acid folic.
6. Là nguồn cung cấp dồi dào các khoáng chất cần thiết
Mít tươi là một nguồn cung cấp dồi dào kali, magiê, mangan và sắt. Kali là một thành phần quan trọng của tế bào và chất dịch cơ thể, giúp kiểm soát nhịp tim và huyết áp.
Ngoài kiểu ăn trực tiếp, mít còn được chế biến thành nhiều món hấp dẫn.
7. Hạt mít rất giàu protein
Hạt mít còn rất giàu protein và bổ dưỡng. Người ta có thể nướng, luộc hoặc sấy khô hạt mít và bảo quản để ăn dần vào mùa mưa tại các bang miền nam Ấn Độ. Hạt mít có thể nấu cùng các món ăn hỗn hợp với cá ngừ cũng rất ngon và bổ dưỡng.
Theo Mai Hương – Học viện Quân Y/ Sức Khỏe Đời Sống
Nguồn: Zing
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…