Categories: Dinh dưỡng

6 vấn đề gây khó chịu trong kỳ kinh nguyệt

Cảm xúc tiêu cực, mụn nhọt, mệt mỏi luôn khiến phái nữ khó chịu trong kỳ kinh nguyệt.

Khoảng một tuần trước và trong ngày đèn đỏ, nhiều phụ nữ có triệu chứng căng thẳng, hay tức giận, tăng cân, bụng cồng kềnh, đau ngực hay mọc mụn trứng cá Làm thế nào để giải quyết sự khó chịu này?

Mệt mỏi

Với nhiều người, tuần kinh nguyệt là một tuần kiệt sức. Mệt mỏi, căng thẳng là triệu chứng thường gặp. Đó là do sự biến động trong nội tiết tố khi cơ thể bị đầy hơi, kết hợp giữ nước.

Để cải thiện tình trạng này của cơ thể, bạn nên tập thể dục vào tuần trước khi có kinh. Nếu đau bụng, tắm nước ấm sẽ giúp bạn thư thái hơn.

Chuột rút

Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng kích động thường dẫn đến những cơn đau, trong đó có chuột rút. Một số loại thực phẩm như nghệ có thể phòng tránh tình trạng này. Đồng thời, bạn nên hạn chế tiêu thụ đường, muối, caffeine để tránh tăng sự co thắt. Hãy bổ sung thêm chất xơ và tập yoga.

Yoga và thiền giúp giảm thiểu lo âu và mệt mỏi trong kỳ kinh. Ảnh: Shutterstock.

Mụn

Nổi mụn trong kỳ kinh là điều phổ biến với phụ nữ do sự kiểm soát của nội tiết tốt Rollercoaster. Để hạn chế mụn, bạn không nên ăn đường, muối trước kỳ kinh, bổ sung trái cây, rau quả.

Ngoài ra, bạn có thể dùng mặt nạ đất sét vào một tuần trước khi có kinh. Nếu mụn vẫn nổi, bạn có thể trị mụn bằng acid salicylic và bổ sung kem dưỡng ẩm không dầu.

Căng thẳng

Trong kỳ kinh, các hormone thường làm cảm xúc tăng, giảm mạnh mẽ. Đặc biệt, nếu dễ lo âu, trầm cảm, thay đổi tâm trạng, kỳ kinh và tiền kinh nguyệt thường khiến bạn cảm thấy nặng nề với mọi vấn đề.

Yoga và thiền chắc chắc sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề. Bạn hãy dành vài phút hít thở và thư giãn đầu óc mỗi sáng để giúp ngày dài trở nên thuận lợi hơn.

Căng thằng, mệt mỏi, khó chịu là những điều khó tránh trong kỳ kinh. Ảnh: Marcelle Pick.

Khó chịu

“Việc bé xé ra to” là tình trạng thường gặp trong kỳ kinh. Bạn có thể khó chịu, mất kiên nhẫn trong suốt thời gian này. Giải pháp là uống nước nóng, tắm nước ấm có tinh dầu. Chạy bền và tập thể dục cũng giúp bạn xả cơn tức.

Hơn hết, hãy tự nhắc nhở mình và ý thức được cảm xúc của bạn đang mạnh hơn bình thường để tránh thể hiện tiêu cực với người xung quanh.

Buồn bã

Kỳ kinh và tiền kinh nguyệt có thể làm bạn cảm thấy buồn. Bạn nên nói chuyện với bạn bè, gia đình, hoặc nhân viên tư vấn nếu muốn thoát khỏi nó.

Bạn cũng có thể tập yoga, tìm những điều giúp bạn vui vẻ để đảm bảo sức khỏe tinh thần.

Nếu cảm xúc quá mạnh, gây sốc hoặc làm bạn hoảng sợ, có thể bạn mắc chứng rối loạn tiền kinh nguyệt bồn chồn. Hãy theo dõi tâm trạng qua từng tháng bằng cách ghi lại cảm giác của bản thân. Nếu bạn nhận thấy điều khác thường như suy nghĩ cực đoan và trầm cảm, hãy tìm một nhân viên tư vấn hoặc bác sĩ chuyên môn.

Trang Võ
Nguồn: Zing

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago