Categories: Hỏi đáp y học

6 thực phẩm gây độc nếu không nấu chín kỹ

Thịt lợn, thịt gà, sắn, trứng… rất bổ dưỡng cho sức khỏe, nhưng nếu không được nấu chín kỹ, những thực phẩm này có thể gây nguy cơ nhiễm trùng, ngộ độc rất cao.

Thực phẩm sống, thực phẩm tái luôn ẩn chứa những hiểm họa khó lường. Đặc biệt, với các thực phẩm rất thông dụng dưới đây, bạn càng nên nấu chín thật kĩ trước khi ăn.

Thịt gà

Theo The Daily Meal, thịt gà được bán ở các siêu thị, cửa hàng đã được sơ chế, nhưng cũng thu nhận rất nhiều vi khuẩn, bụi bẩn khác có thể gây hại cho cơ thể nếu bạn không nấu kỹ. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn nấu chín thịt gà ở nhiệt độ ít nhất là 165 độ C.

Ngoài ra, bạn không cần phải rửa sạch thịt gà trước khi nấu vì các vi khuẩn trên thịt gà sẽ bị tiêu diệt trong quá trình nấu. Hơn nữa, khi rửa thịt gà, nước bắn tung tóe sẽ làm lây lan vi khuẩn ra toàn bộ khu bếp.

Sắn

Củ sắn có chứa cyanide, hoặc glycosides cyanogenic, các độc tố nằm chủ yếu ở lá, có tác dụng ngăn chặn các loại côn trùng và động vật, nhưng một phần độc tố này cũng nằm dưới lớp vỏ sắn. Vì vậy, để tận dụng tối ưu dinh dưỡng của sắn và ngăn ngừa độc tố, bạn cần gọt vỏ, ngâm nước, rửa sạch và nấu chín sắn càng sớm càng tốt sau khi thu hoạch.


Bạn nên nấu chín thịt gà ở nhiệt độ 165 độ C để tiêu diệt vi khuẩn độc hại. Ảnh: Thedailymeal.

Trứng

Nhiều người có sở thích ăn trứng sống, lòng đào, chần sơ qua, tuy nhiên, đó không phải là cách ăn trứng thông minh. Trong quá trình tạo ra protein, trứng sống cũng có khả năng bị nhiễm sán salmonella (1/30.000 quả). Mặc dù tỷ lệ gây độc của salmonella trong trứng không mạnh, nó cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, khó chịu cho người ăn.

Khoai tây chuyển màu xanh, mọc mầm

Bạn có biết rằng khoai tây để lâu có thể chuyển thành màu xanh hoặc mọc mầm? Khi đó, chúng sẽ gây ngộ độc cho con người nếu không được nấu chín kỹ. Nguyên nhân là do khi bắt đầu chuyển màu, khoai tây chứa một lượng lớn chất hóa học gây độc solanine. Nếu trúng độc, bạn có thể bị đau đầu, khó thở, nôn mửa và các vấn đề tiêu hóa khác.

Để tránh khoai tây chuyển màu, bạn nên bảo quản chúng ở nơi khô ráo, thoáng mát.

Thịt lợn

Thịt lợn không cần phải nấu chín quá kỹ, nhưng bạn cũng không nên ăn thịt quá tái. Thịt lợn không được nấu ở nhiệt độ thích hợp có thể bị nhiễm giun đũa, sán heo, sán dây… Nó có thể truyền ký sinh trùng vào cơ thể người, gây nhiễm sán, ngộ độc cấp tính hay dịch tả.

Đậu đỏ

Nếu bạn ăn phải đậu đỏ sống, lectin, một chất độc hại có trong thực phẩm này sẽ khiến bạn cảm thấy buồn nôn, nôn mửa, đau bụng trong vòng vài giờ. Do vậy, bạn cần ngâm chúng ít nhất 5 giờ rồi mới nấu ăn để tránh bị ngộ độc.

Nguồn: Afamily

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

2 days ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

2 days ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

4 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

5 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

6 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago