Categories: Sức khoẻ

6 bài thuốc siêu đơn giản trị dứt cơn ngứa ở chỗ “gãi mãi không tới”

Hiện tượng ngứa tai khó chịu sẽ được xoa dịu nhanh chóng bằng những bài thuốc rất đơn giản này.

Chắc hẳn không có mấy ai thích cảm giác khó chịu khi bị ngứa trên da tay, da chân hay bất cứ vùng da nào khác bên ngoài cơ thể. Tuy nhiên, cảm giác đó sẽ còn trở nên kinh khủng hơn nữa nếu như vết ngứa đó nằm ở nơi "gãi mãi không tới", đó là bên trong tai của bạn.

Hiện tượng ngứa tai xảy ra khá phổ biến, khiến người mắc phải vô cùng khó chịu khi không thể xoa dịu vết ngứa bằng cách thông thường như với những vùng da khác. Ngứa tai trong có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau như bị nấm trong tai, dị ứng, lo lắng thái quá, thừa nước trong tai hoặc tai quá khô.


Hiện tượng ngứa tai xảy ra khá phổ biến, khiến người mắc phải vô cùng khó chịu.

Nếu hiện tượng đau tai thường đi kèm một số triệu chứng như chảy máu, thính giác kém hoặc không nghe thấy, bạn nên nhanh chóng đi khám trước khi bệnh trở nặng. Nếu những cơn đau tai không quá nghiêm trọng, xuất phát từ một số nguyên nhân đơn giản như khô da bên trong, bạn có thể áp dụng một số liệu pháp điều trị tại nhà bằng các nguyên liệu tự nhiên sau đây.

1. Nha đam

Nha đam có thể được sử dụng để trị chứng ngứa tai ngay tại nhà. Bạn chỉ cần tìm một lá nha đam tươi để tách lấy gel, nhỏ 3-5 giọt vào tai để cân bằng độ pH bên trong và xoa dịu các vết sưng tấy do cơn ngứa. Nha đam sẽ làm dịu vết ngứa, giúp tai bạn hết cảm giác ngứa ngáy khó chịu.

2. Tinh dầu ấm

Những tinh dầu tự nhiên như dầu olive, dầu tràm trà hay dầu dừa cũng có thể giúp bạn điều trị cơn ngứa trong tai. Chọn một loại dầu yêu thích, làm ấm tinh dầu cho đến một nhiệt độ thích hợp sau đó nhỏ vài giọt vào tai bằng cách nghiêng đầu, giữ nguyên trong vài giây trước khi quay đầu theo hướng ngược lại. Chú ý không đun dầu quá nóng để tránh làm bỏng tai. Bạn nên kiểm tra độ ấm của tinh dầu bằng tay trước khi sử dụng.


Những tinh dầu tự nhiên như dầu olive cũng có thể giúp bạn điều trị các vết ngứa trong tai.

3. Hydrogen Peroxide

Hòa 1 phần Hydrogen Peroxide với 1 phần nước, sau đó dùng ống nhỏ giọt cỡ nhỏ đưa một ít dung dịch vào tai. Cách làm này sẽ giúp bạn vệ sinh tai sạch sẽ, loại bỏ ráy tai để giúp ống tai thông thoáng, đồng thời giảm cảm giác ngứa ngáy.

4. Cồn và giấm

Hòa 1 phần cồn isoprobyl (còn gọi là rubbing alcohol) với 1 phần giấm trắng, sau đó dùng thìa nhỏ hoặc ống nhỏ đưa một vài giọt dung dịch vào trong tai. Nghiêng đầu sang một bên để phần dung dịch thấm sâu vào tai trong vài giây, sau đó nghiêng đầu sang phía ngược lại để dung dịch khô dần. Cách làm này khá hiệu quả, tuy nhiên bạn không nên thực hiện nhiều để tránh làm khô tai.

5. Tỏi

Tỏi được biết đến với nhiều thành phần kháng viêm và kháng nấm rất hữu hiệu, nhờ vậy mà có thể sử dụng để trị chứng ngứa tai trong khá hiệu quả. Bạn chỉ cần cắt vài lát tỏi, bọc trong gạc y tế, sau đó đặt vào trong tai. Cách làm này sẽ giúp phần tỏi không chạm vào da nhưng vẫn cho phép các thành phần của tỏi thấm vào trong tai và trị ngứa.

6. Si rô cây cơm cháy

Si rô cây cơm cháy có thể xoa dịu nhiều chứng đau tai và bệnh viêm nhiễm tiềm ẩn, nhất là với trẻ nhỏ. Bạn không cần nhỏ si rô vào tai mà chỉ cần uống như bình thường để các thành phần kháng khuẩn ngấm vào cơ thể và góp phần điều trị cơn ngứa ở tai.


Si rô cây cơm cháy có thể xoa dịu nhiều chứng đau tai và bệnh viêm nhiễm tiềm ẩn, nhất là với trẻ nhỏ.

Để làm si rô này, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu: 2 cốc nước, 1 cốc mật ong, 1 cốc quả cơm cháy tươi hoặc khô, nếu thích thêm hương vị bạn có thể chuẩn bị thêm gừng cắt lát, vài thanh quế. Các bước làm bao gồm:

– Cho nước, quả cơm cháy, gừng và quế vào nồi, khuấy đều rồi đậy nắp nồi, đun sôi.

– Khi hỗn hợp đã sôi, bạn dùng thìa khuấy nhanh rồi để nhỏ lửa, đun cho đến khi phần nước giảm một nửa.

– Nhấc nồi ra ngoài và nghiền nhỏ phần hỗn hợp bên trong để ép nốt lượng nước còn lại ra ngoài.

– Lọc bỏ phần bã để chắt lấy nước.

– Khi phần nước đã lọc nguội hẳn, bạn cho mật ong vào và khuấy đều.

– Cho phần nước siro vừa chế vào hũ thủy tinh nhỏ và dùng dần.

Lam Anh

Nguồn: DW

Mọi ý kiến đóng góp, bài vở, hình ảnh, clip đồng hành cùng Chiến dịch “Chống thực phẩm bẩn” xin quý vị vui lòng gửi về địa chỉ:

Tòa soạn Emdep.vn

Địa chỉ: Tầng 3- Tòa nhà Đại Phát – Ngõ 82 Duy Tân – Hà Nội

Điện thoại: 0437959783

Email: toasoan@emdep.vn,banbientap@i-com.vn

Hotline:0914926900

Nguồn: Emdep

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

17 hours ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

17 hours ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

3 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

4 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

5 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago