Categories: Dinh dưỡng

4 cách cắt giảm lượng muối trong bữa ăn hàng ngày

Một chế độ ăn nhiều muối (natri) có thể làm tăng nguy cơ bệnh tăng huyết áp, đột quỵ và đau tim. Dưới đây là những cách bạn có thể áp dụng để giảm bớt lượng muối sử dụng hàng ngày.

Thêm hương vị cho món ăn mà không dùng muối

Làm cho các món ăn đậm đà hương vị mà không sử dụng muối bằng cách thêm các loại thảo mộc, gia vị, tỏi, hành tây, nước chanh và các loại dầu thực vật vào quá trình chế biến.

Nếu bạn đang quen sử dụng muối trong các món ăn, có thể mất một khoảng thời gian để làm quen với những món ít mặn. Hãy kiên nhẫn và để vị giác của bạn thích ứng với những hương liệu mới.

Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn

Chỉ vì bạn không tự tay thêm muối vào các món ăn, không có nghĩa là những món ăn chế biến sẵn không có muối.

Các loại thực phẩm đóng hộp thường chứa một lượng muối đáng kể.

Ví dụ, các loại rau, đậu đóng hộp, cũng như các loại thịt xông khói, xúc xích, giăm bông mua tại cửa hàng thường chứa muối trong thành phần để giữ thực phẩm tươi lâu.

Thay vì sử dụng các thực phẩm chế biến sẵn, hãy chọn các loại đậu, rau quả và thịt tự nhiên. Nếu bạn mua rau hoặc đậu đóng hộp, hãy chọn loại có lượng muối thấp (140mg natri hoặc ít hơn cho mỗi khẩu phần). Trước khi chế biến các thực phẩm này nên rửa sạch chúng với nước, làm giảm 40% lượng muối không cần thiết.

Tránh ăn các món mặn

Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, các loại thực phẩm phổ biến nhiều muối bao gồm: bánh mì, thịt xông khói, pizza, thịt gia cầm, súp và bánh sandwich.

Bạn khó có thể cắt bỏ hoàn toàn những thực phẩm này khỏi bữa ăn hàng ngày, nhưng có nhiều cách để giảm lượng muối trong các loại thực phẩm kể trên. Ví dụ, khi mua hay tự làm một chiếc bánh sandwich, hãy thêm nhiều rau tươi, giảm lượng thịt và hạn chế sử dụng pho mát chế biến sẵn.

Nếu bạn sử dụng thịt gia cầm trong bữa ăn, hãy nhớ thịt tươi luôn tốt hơn so với thịt hộp hoặc thịt chế biến sẵn.

Đọc kỹ nhãn sản phẩm

Khi đi mua sắm, hãy đọc kỹ nhãn dinh dưỡng để xem sản phẩm bạn định mua có chứa bao nhiêu muối. Các thực phẩm có ít hơn 300mg natri mỗi khẩu phần là loại bạn nên tìm tới. Ngoài ra, các loại thực phẩm được ghi chú “muối thấp” hoặc “sodium thấp” cũng là những loại bạn nên sử dụng.

Vi Bùi H+ (Theo Sharp)

Nguồn: Health+

adminyhoc

Recent Posts

Hiểu biết đầy đủ về bệnh túi thừa

Bệnh túi thừa xảy ra ở khoảng 5% và tăng mạnh ở dân số phương…

3 days ago

Các bước cải thiện sức khỏe đường ruột

Sức khỏe đường ruột khỏe mạnh, bao gồm môi trường đường ruột cân bằng và…

4 days ago

Mối liên hệ giữa hệ vi sinh đường ruột bệnh vảy nến, bệnh chàm

Bệnh vảy nến là căn bệnh da liễu khá phổ biến với các biểu hiện…

4 days ago

Sự thay đổi hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi như thế nào?

Sự thay đổi các vi sinh vật trong hệ vi sinh đường ruột ảnh hưởng…

5 days ago

Vi khuẩn đường ruột thay đổi gây lão hóa khi lớn tuổi như thế nào

Các loại vi khuẩn trong ruột của người già rất khác nhau và có liên…

5 days ago

Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột

Y học đã chứng minh khi hệ vi sinh đường ruột mất cân bằng có…

5 days ago