Categories: Tin tức

19 chất cấm trong xà phòng bị tuýt còi

Cục Quản lý Dược Việt Nam vừa yêu cầu các nhà sản xuất, nhập khẩu báo cáo về việc dùng 19 hóa chất cấm trong xà phòng rửa tay bị cơ quan chức năng Mỹ cảnh báo.

Cục Quản lý Dược yêu cầu các nhà sản xuất và nhập khẩu hàng vào Việt Nam báo cáo về việc có sử dụng hay không một trong 19 hóa chất bị cấm tại Mỹ trong thành phần sản phẩm xà phòng rửa tay tiệt trùng. 

Động thái của Cục Quản lý Dược xuất phát từ cảnh báo của Tổ chức Thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA). Theo CNN, tổ chức này vừa ban hành lệnh cấm các loại xà phòng tắm rửa diệt khuẩn, kháng khuẩn có chứa 19 loại hóa chất, trong đó phổ biến nhất là triclosan, triclocarban. Lý do là các sản phẩm này không hiệu quả hơn so với nước và xà phòng thông thường mà còn gây hại nếu sử dụng lâu dài.

Mỹ cấm các công ty không được tiếp thị bất cứ loại chất tẩy rửa diệt khuẩn nào có chứa một hoặc nhiều hơn trong số 19 thành phần cụ thể được quy định. Lệnh cấm này được cho là ảnh hưởng tới 2.100 sản phẩm, tức khoảng 40% thị phần xà phòng kháng khuẩn.

FDA cho phép các doanh nghiệp đã sản xuất sản phẩm liên quan có một năm để thay thế thành phần bị cấm, tính từ tháng 9/2016.

Ảnh: Mike Kemp.

“Người tiêu dùng có thể nghĩ rằng xà phòng kháng khuẩn hiệu quả hơn trong việc ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng, nhưng hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy nó tốt hơn so với xà bông thông thường và nước”, Tiến sĩ Janet Woodcock, Giám đốc của FDA nói.

“Trong thực tế, một số dữ liệu cho thấy rằng các thành phần kháng khuẩn có thể làm hại đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài”, bà nói thêm.

Việt Nam tham gia hiệp định chung ASEAN về quản lý mỹ phẩm nên danh mục hóa chất bị FDA cấm sử dụng sẽ được đưa ra bàn thảo tại hội nghị chung vào tháng 11 tới.

19 hóa chất bị FDA cấm trong xà phòng kháng khuẩn bao gồm: Cloflucarban; Fluorosalan, Hexachlorophene; Hexylresorcinol; Iodophors (Iodine-containing ingredients); Iodine complex (ammonium ether sulfate and polyoxyethylene sorbitan monolaurate); Iodine complex (phosphate ester of alkylaryloxy polyethylene glycol); Nonylphenoxypoly (ethyleneoxy) ethanoliodine; Poloxamer – iodine complex, Povidone-iodine 5 to 10 percent, Undecoylium chloride iodine complex, Methylbenzethonium chloride, Phenol (greater than 1.5 percent), Phenol (less than 1.5 percent), Secondary amyltricresols, Sodium oxychlorosene, Tribromsalan, Triclocarban, Triclosan, Triple dye.

Thu Hiền

Nguồn: VnExpress

adminyhoc

Recent Posts

Những nguyên tắc bảo vệ gan khi thời tiết giao mùa

Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…

26 mins ago

Bệnh viêm gan B và những dấu hiệu nhận biết

Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…

38 mins ago

Những điều cần lưu ý khi dùng cây hoa nhài trị bệnh

Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…

2 days ago

Bóng chuyền môn thể thao giảm gan nhiễm mỡ hiệu quả

Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…

3 days ago

Bơi giải pháp điều trị gan nhiễm mỡ an toàn và hiệu quả

Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…

4 days ago

Đạp xe thường xuyên giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ

Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…

1 week ago