5 ngày trước, bệnh nhân vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị với nhiều sẹo lồi to ở dái tai. Bác sĩ Phan Văn Tú, Phó Trưởng khoa Tai Mũi Họng cho hay bệnh nhân được chẩn đoán sẹo lồi (Keloid) dái tai và vành tai bên trái, chỉ định phẫu thuật.
Chàng trai mang 2 khối sẹo lồi kích thước 4×4 và 1,5×1 cm ở dái tai trái, sẹo kéo dài từ trước ra sau dái tai. Bệnh nhân cho biết bị sẹo lồi hơn 10 năm trước do nhiễm trùng khi bấm lỗ tai. Các bác sĩ đã phẫu thuật bóc trọn khối u cho bệnh nhân, tái tạo dái tai, vành tai.
Điều trị sẹo lồi dái tai có thể bằng phương pháp massage tại vị trí khối u hoặc tiêm corticoid tại chỗ. Nếu cách này không hiệu quả, có thể phẫu thuật cắt bỏ khối u kết hợp tiêm corticoid và một số thuốc khác, ngoài ra xạ trị tại chỗ sau phẫu thuật.
Bác sĩ Tú khuyên trước khi bấm lỗ tai nên sát trùng vị trí bấm và dụng cụ cẩn thận, tuyệt đối không bấm lỗ tai qua sụn vành tai vì nguy cơ nhiễm trùng và sẹo lồi cao. Khi có dấu hiệu viêm nhiễm nên đi khám sớm để được bác sĩ tư vấn và xử lý kịp thời. Điều trị sẹo lồi càng sớm càng tốt.
Hoàng Táo
Nguồn: VnExpress
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…