1. Ngũ cốc:
Ngũ cốc thường được coi là bữa sáng lành mạnh và cân bằng. Tuy nhiên nhiều thương hiệu ngũ cốc phổ biến lại chứa các thành phần có hại. Trừ ngũ cốc nguyên hạt, những loại khác có thể làm tăng lượng đường trong máu, từ đó sản sinh ra insulin hàng ngày, không tốt cho cơ thể. Lượng calo tăng nhanh cũng khiến bạn nhanh đói.
2. Nước ép hoa quả:
Nước ép hoa quả vẫn cung cấp chất chống oxy hóa cho cơ thể. Nhưng không giống như ăn trực tiếp, lượng calo khi uống nước ép tăng cao hơn. Bạn nên ăn trực tiếp rau và trái cây, chỉ dùng nước ép khi lượng rau và trái cây hàng ngày không đủ. Bạn nên tránh cho thêm đường vào nước ép để hạn chế lượng calo.
3. Sushi:
Cũng giống nước ép, sẽ rất tốt nếu bạn chọn loại sushi có thành phần là protein không mỡ và rau củ. Nhưng một số người thích ăn kèm nước sốt chứa đầy chất béo và sodium hoặc gạo trắng tinh chế. Thông thường, sushi không cung cấp nhiều chất xơ, vitamin hay khoáng chất. Ngoài ra, cá sống có thể khiến bạn bị bệnh.
4. Ngũ cốc granola:
Granola là món bột yến mạch ngon miệng, nhưng hầu hết nhãn hiệu tại cửa hàng tạp hóa đều chứa đầy dầu hydro hóa và đường.
5. Sữa chua đông lạnh:
Đây được coi là lựa chọn thay thế lành mạnh cho kem. Tuy nhiên, một số cửa hàng bán các loại sữa chua đông lạnh chứa lượng đường và chất béo cao, nên bạn cần lựa chọn kỹ. Bạn cũng nên cẩn thận với những món ăn kèm như kẹo và chocolate.
6. Thanh thực phẩm thay thế:
Vấn đề của các thanh thực phẩm thay thế bữa ăn là lượng calo cao trong thành phần của nó, và chúng không thực sự khiến bạn no. Nhà dinh dưỡng học Lakatos Shames cho biết một số bệnh nhân của cô đã ăn thanh thực phẩm suốt vài năm và xuất hiện các triệu chứng xấu. Nhiều loại thanh thực phẩm có hàm lượng dầu hydro hóa cao, làm tăng cholesterol.
7. Sinh tố:
Sinh tố là loại thực phẩm lành mạnh nếu bạn tự làm. Còn tại các cửa hàng, chúng sẽ được trộn từ nhiều loại trái cây, cho thêm nhiều đường và làm lượng calo tăng cao.
8. Dầu dừa:
Dầu dừa đã tạo nên cơn sốt lớn, nhưng nó chỉ thực sự có hiệu quả khi dùng một lượng nhỏ, bởi các axit béo có thể làm tắc nghẽn động mạch và gây nhiều áp lực lên tim. Để hạn chế calo, các chuyên gia khuyên bạn nên đổ dầu vào chai xịt để phủ lên chảo khi nấu. Sự thay thế lý tưởng cho dầu dừa là dầu bơ hoặc dầu olive.
9. Trái cây, hạt và ngũ cốc sấy khô:
Giống như sinh tố, đồ sấy khô có thể là món ăn vặt lành mạnh nếu bạn tự làm. Đồ sấy khô ngoài cửa hàng thường chứa rất nhiều loại, khiến lượng calo tăng nhanh chóng. Bên cạnh đó, trái cây sấy khô chứa sulfite – chất bảo quản thực phẩm gây ung thư.
10. Bơ thực vật:
Bơ thực vật là cách phổ biến để đối phó với chất béo. Nhưng nhiều loại thực sự không tốt cho sức khỏe nếu chứa đầy chất béo chuyển hóa, làm tăng lượng cholesterol và tim mạch.
Ánh Ngọc
Nguồn: Zing
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…