Cho đến nay, hậu thế vẫn chưa tìm ra câu trả lời thích đáng cho các “bê bối” trong hoàng tộc nhà Nguyễn.
Vì sao có bể xương chùa Thầy?
Hang Cắc Cớ thuộc khu di tích chùa Thầy ở xã Sài Sơn (Quốc Oai, Hà Nội) được dư luận quan tâm đặc biệt vì trong hang này có một chiếc bể chứa hàng nghìn bộ xương người.
Theo lời kể được truyền qua nhiều thế hệ, khi tìm thấy hang, người ta chứng kiến những bộ hài cốt này nằm trong một hố như cái giếng, nằm chồng chất lên nhau. Cách đây hàng trăm năm, người dân xây một chiếc bể vuông, tựa vào vách dùng để chứa hài cốt. Trên tấm bia ghi bên ngoài bể bằng tiếng Hán, dịch ra đại ý là “Lữ Gia chống Hán lưu sử sách/Bể hận ngàn xương mãi mãi ghi”.
Mới đây, chúng tôi đã phát hiện ra một số tài liệu giải mã chủ nhân của hàng ngàn bộ xương bí ẩn này. Theo sách “Đại Việt sử ký toàn thư”, trước các công phu của các nhà sử học lỗi lạc Lê Văn Hưu, Ngô Sỹ Liên… câu chuyện đau thương bắt đầu từ một viên ngụy quan Lộ Văn Luật, người ở Thạch Thất (Hà Tây cũ), không rõ năm sinh, năm mất.
Nhà Hồ làm mất nước, Lộ Văn Luật đem thân phụng sự giặc Minh, giúp giặc đàn áp người dân Việt đang chịu muôn vàn khổ nhục dưới ách đô hộ. Được giặc sử dụng làm tướng, không rõ Lộ Văn Luật đã tham gia đàn áp bao nhiêu trong số hơn 60 cuộc khởi nghĩa của người Việt đương thời.
Chỉ biết đến tháng 7 năm 1419, Lộ Văn Luật đã là tướng tiên phong của Tổng binh Lý Bân, đem quân đi đàn áp cuộc binh biến ở thành Nghệ An. Nguyên trước đó có một viên ngụy quan khác là Phan Liêu, tri phủ Nghệ An, do không chịu bức bách phải nộp vàng bạc cho quan quân nhà Minh, đã nổi dậy giết các quan nhà Minh.
Bị Lý Bân kéo đến đàn áp, Phan Liêu không hạ nổi thành Nghệ An, bèn theo đường Thanh Hóa chạy trốn sang Lào. Lý Bân sai Lộ Văn Luật làm tiên phong truy đuổi, nhưng sai đi rồi lại gọi về bàn việc khác, khiến Luật lo sợ, hoài nghi, bỏ quân trốn đi mất. Bân bèn bắt hết người nhà và gia thuộc của Lộ Văn Luật.
Lộ Văn Luật bỏ trốn về quê ở Thạch Thất, tập hợp nhân dân dựng cờ khởi nghĩa. Người dân thấy có người tụ nghĩa chống Minh thì ùn ùn kéo theo. Lý Bân đem quân đến đánh, tháng 4 năm 1420 thì dập tắt cuộc khởi nghĩa đang trong thời kỳ trứng nước.
Vẫn sách đã dẫn, chép rất cô đọng: “Lộ Văn Luật chạy sang Ai Lao (Lào – PV), dân chúng thì trốn vào hang núi Phật Tích và An Sầm (những tên cũ của hang động núi Chùa Thầy mà PV VTC News đã khám phá). Quân Minh dỡ nhà hun động, người trong động bị khói lửa hun đều chết, người nào ra hàng cũng bị giết sạch, vợ con thì bị bắt làm nô tỳ”.
Nhưng chỉ ít dòng đó thôi, cũng vẽ rõ chân dung người cầm đầu cuộc khởi nghĩa. Giặc đến thì bán nước cầu vinh, giết hại đồng bào. Khi có chút tỉnh ngộ về bản chất kẻ thù, ông ta tỏ chút chí khí, bỏ giặc mà đi, họp dân khởi nghĩa.
Khi bị thua trận, chút chí khí ít ỏi của ông biến mất. Một thân bỏ chạy hàng trăm dặm trốn sang xứ khác, để mặc những lương dân mến nghĩa chịu số phận thảm khốc trong ngọn lửa hung tàn của quân giặc. Có thể thấy rõ họ là những lương dân nước Việt, mến nghĩa đem thân chống giặc, chẳng may sa cơ bỏ mình. Đây cũng là một giả thiết rất hợp tình hợp lý.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Lữ Gia là tướng nhà Triệu, nước Nam Việt (thế kỷ 2 TCN). Dưới triều Thuật Dương Vương (111 TCN), ông giữ chức Tể tướng. Tuy vậy, giới sử học và khảo cổ Việt Nam đưa ra nhiều phỏng đoán khác về nguồn gốc bể xương này.
Vậy câu trả lời chính xác cho chủ nhân của những di cốt tại hang động núi Chùa Thầy là ai?
Vua Khải Định có phải là cha của vua Bảo Đại?
Theo sử sách chép lại, vua Khải Định bị bất lực, không thích gần đàn bà, chỉ thích đàn ông. Điều này đã gây ra nhiều đồn đại về việc ai là người cha thực sự của vua Bảo Đại.
Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy sinh ngày 22 tháng 10 năm 1913 (tức 23 tháng 9 năm Quý Sửu) tại Huế, cha là Nguyễn Phúc Bửu Đảo, tức Khải Định, mẹ là Hoàng Thị Cúc tức bà Từ Cung sau này. Các vị hoàng thân quốc thích đã kể thêm về điều đó cho nhà nghiên cứu Huế là ông Nguyễn Đắc Xuân và ông Xuân đã viết lại như sau:
“Vua Đồng Khánh sinh được sáu trai và hai gái, nhưng chỉ nuôi được một trai là Bửu Đảo và hai gái là công chúa Ngọc Lâm và công chúa Ngọc Sơn. Gia đình vua Đồng Khánh với bà Thánh Cung (con đại thần Nguyễn Hữu Độ) và bà Tiên Cung (họ Dương, mẹ đẻ Bửu Đảo sau này là vua Khải Định) hằng hy vọng Bửu Đảo sẽ là người nối dõi tông đường, bảo vệ được những gì vua Đồng Khánh đã vun đắp được trong thời gian ở ngai vàng (1885-1888)”.
Khi Bửu Đảo đến tuổi lập phủ thiếp, hai bà vui mừng đi cưới con quan đại thần Trương Như Cương cho con trai mình ngay. Cuộc hôn nhân này thật tuyệt vời: làm rể họ Trương vừa có thế lực vừa được của cải, biết đâu “trời đất đoái hoài”, Bửu Đảo được chọn làm vua. Nào ngờ vợ chồng Bửu Đảo ăn ở với nhau không có hạnh phúc. Ngày đêm Bửu Đảo chỉ ham thích đánh bạc không ngó ngàng chi đến bà vợ mới cưới.
Lúc đầu, gia đình họ Trương còn giữ ý tứ cho ông hoàng Phụng Hoá Công (tước của Bửu Đảo lúc chưa làm vua) nhưng về sau Bửu Đảo cứ ép vợ về lấy tiền hoài, Trương gia rất bất bình đã mắng chàng rể là “đồ bất lực vô hậu”.
Biết chuyện con trai duy nhất của mình “bất lực” và sẽ “không có hậu”, hai bà Thánh Cung và Tiên Cung buồn bã, thất vọng não nề, suốt ngày than thở cùng nhau về hậu vận. Và cứ thế, nỗi lo lắng chồng chất làm cho ngày đêm mất ngủ, ngày biếng ăn… sức vóc của hai bà ngày càng sa sút, tiều tụy… Tuy ham mê cờ bạc nhưng Bửu Đảo là đứa con có hiếu, thấy hai bà mẹ đau buồn như thế ông cũng lo.
Ông đem chuyện tâm sự với một người trong hoàng tộc bậc ông nhưng tuổi tác lại đồng trang với cháu. Vị hoàng thân đó là Hường Đ (Hường Để, sinh năm 1885). Trong nhiều năm lui tới trà, rượu, bài bạc với cháu là Bửu Đảo, Hường Đ đã được người cháu giúp đỡ những lúc thiếu thốn. Do đó, lần này thấy Bửu Đảo muốn san sẻ một phần khó khăn của mình, Hường Đ đã ra tay giúp cháu…
Bửu Đảo đã rất vui mừng khi nghe Hường Đ dựng nên câu chuyện sau đây: “Phụng Hoá Công vốn là người bất lực. Nhưng một hôm, Công bắn được một con chồn hương, người nhà đã hầm con chồn hương với sâm, nhung và nhiều vị thuốc bổ dưỡng khác. Buổi tối, Công uống rượu và ăn món hầm đại bổ ấy… liền cảm thấy hứng khởi và nổi cơn đòi phụ nữ… Giây phút sinh lực trần thế đột ngột, sợ nó tan biến đi nên sẵn có cô Hoàng Thị Cúc đang ở trong nhà, Công cho gọi đến và may mắn sao cô Cúc đã thọ thai”.
Tin cô Cúc có thai với Bửu Đảo đến tai bà Tiên Cung, bà Thánh Cung và những thân thích trong gia đình Phụng Hoá xem như một “phép lạ”!
Để xác minh thực hư, các bà đã sai đào một cái hố (sâu khoảng 2 tấc) bảo cô Cúc nằm sấp, để cái bụng có mang nằm lọt dưới hố, rồi dùng roi đánh tra hỏi cô Cúc đã lấy ai mà dám vu cho Phụng Hoá Công. Cô Cúc cắn răng chịu đựng hình phạt và chỉ đinh ninh một lời khai là đích thị có mang với Bửu Đảo. Thế là các bà mừng rỡ công bố cho hoàng tộc biết Phụng Hoá Công sắp có con. Và lúc ấy trong hoàng tộc dù tin hay ngờ đều phải nhận như thế.
Sự thật, theo ông Phan Văn Dật và ông Ngũ đẳng thị vệ Nguyễn Đắc Vọng thì không có chuyện Bửu Đảo ân ái với cô Cúc và cô Cúc may mắn mang thai. Cô Cúc đã mang thai với chính Hường Đ từ trước. Được Hường Đ nhường cho đứa con, Bửu Đảo rất hàm ân người. Để đền ơn, Bửu Đảo đã giúp đỡ Hường Đ rất nhiều về quan tước cũng như vật chất, tiền bạc.
Khoảng năm 1912 Hường Đ và Hoàng tử Bửu Đảo là đôi bạn thân ăn một mâm nằm một chiếu. Ngày 22-10-1913 Vĩnh Thụy ra đời thì một tháng rưỡi sau (7-12-1913) Ưng Linh, con chính thức của Hường Đ cũng ra đời. Hai cậu bé này lớn lên đều to béo khoẻ mạnh giống nhau, ảnh của hai người đặt cạnh nhau thấy giống như anh em ruột.
Vậy sự thật có phải như vậy không? Nếu đúng như vậy thì có khác nào sự việc Lã Bất Vi buôn vua bán chúa, dựng nên một Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa thời Xuân Thu-Chiến Quốc đâu chứ? Đây sẽ mãi là một giai thoại cho hậu thế bình phẩm mà không có hồi kết.
Ánh Trăng tổng hợp
Nguồn: ĐKN
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…