Theo cách nhà khoa học, cấu trúc Richat có đường kính lên tới hơn 40km, nên dù xuất hiện từ hàng triệu năm trước, con người cũng chưa từng biết đến sự tồn tại của nó.
Cấu trúc địa chất đặc biệt này chỉ được hai phi hành gia người Mỹ, Jim McDivitt và Ed White, phát hiện vào tháng 6/1965 khi đang làm việc trên tàu không gian Gemini 4.
Ngay lập tức, những đường tròn đồng tâm khổng lồ nằm giữa sa mạc rộng lớn cùng màu xanh của đất đá đã gây nên sự chú ý rất lớn trên toàn thế giới. Người ta gọi cấu trúc này là Con mắt của Sahara hay Mắt xanh châu Phi, vì hình dạng giống mắt người đến kỳ lạ khi được nhìn từ không gian.
Ban đầu, các nhà khoa học đã nghĩ đó là một miệng núi lửa, được hình thành từ sự va chạm của thiên thạch, nhưng giả thuyết này đã bị loại bỏ ngay khi không tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của đá nóng chảy.
>
Cấu trúc Richat có hình dạng rất giống mắt người. (Ảnh: Breathforlifetoday).
Rất nhiều nhà khoa học đã dày công nghiên cứu về cấu trúc này, nhiều giả thuyết được đưa ra. Có người cho rằng do thiên thạch tạo nên, hoặc do trầm tích núi lửa. Thậm chí có ý kiến còn cho rằng cấu trúc Richat là dấu tích của một nền văn minh cổ xưa đã biến mất, nhưng tất cả đều không được công nhận.
Ngày nay, lý thuyết được nhiều người biết đến rộng rãi nhất là của hai nhà địa chất Canada, Guillaume Matton và Michel Jébrak, đưa ra năm 2014, sau khi thực hiện hàng loạt nghiên cứu chuyên sâu. Họ cho rằng cấu trúc này được hình thành từ một sự thay đổi địa chất hơn 100 triệu năm trước.
Theo Michel Jébrak, giáo sư tại Đại học Quebec ở Montreal, người chuyên về tài nguyên khoáng sản, siêu lục địa Pangea tách rời, phân tách châu Phi và Nam Mỹ. Magma dần được đẩy lên bề mặt trái đất, nhưng không đều nhau, tạo ra một mái vòm các lớp đá, giống như một “mụn trứng cá” rất lớn. Điều này cũng tạo ra những đường đứt gãy đi qua con mắt.
Khoảng 100 triệu năm trước, một vụ phun trào dữ dội đã xảy ra làm sụp đổ mái vòm này. Sau đó, sự bào mòn của gió và thời gian đã làm phần còn lại để tạo ra Con mắt của Sahara mà chúng ta biết ngày nay. Mỗi vòng tròn có các loại đá khác nhau, chúng bị bào mòn ở tốc độ khác nhau. Vòng tròn màu nhạt gần trung tâm của mắt là đá núi lửa được tạo ra trong vụ nổ đó.
Vị trí của Con mắt Sahara nhìn từ không gian. (Ảnh: NASA).
Tại đây, Michel Jébrak cũng phát hiện 4 loại đá: đá kimberlites, nằm cách bề mặt Trái đất khoảng 150km, đá này đôi khi chứa kim cương; đá carbonatites; bazan màu đen và đá rhyolit, đều là những loại đá nằm sâu dưới lớp vỏ Trái đất.
Tuy nhiên, ý kiến này vẫn gây nhiều tranh cãi. Cho đến nay, chưa có lý do nào thực sự thuyết phục giải thích nguyên nhân vì sao cấu trúc lại có hình dạng tròn hoàn hảo đến như vậy.
Việc ngắm nhìn trọn vẹn “con mắt” là điều mà chỉ vài người trong số hàng tỷ người trên Trái đất có cơ hội. Đó là những phi hành gia, nhà khoa học thực hiện sứ mệnh không gian, nhưng vẫn có rất nhiều du khách, nhiều nhà nghiên cứu muốn được đặt chân đến vùng đất kỳ lạ này. Một số “tour du lịch sa mạc” từ thị trấn Oudane, cung cấp xe jeep hoặc lạc đà sẽ giúp du khách thực hiện điều này.
Một khách sạn nhỏ cũng được xây dựng ở giữa cấu trúc, tuy không sang trọng nhưng đủ chỗ cho du khách và các nhà nghiên cứu dừng chân sau chặng đường dài vượt qua sa mạc cát nóng.
Theo zing
Nguồn: ĐKN
Viêm gan B là một bệnh lý truyền nhiễm do các virus chủng HBV gây…
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…