Là phụ nữ hầu hết ai cũng phải trải qua những cơn đau tức ngực, cương cứng trong những ngày “đèn đỏ”. Tuy nhiên ở độ tuổi sinh nở hoặc tiền mãn kinhđôi lúc xuất hiện những kiểu đau khác gây hoang mang cho một số người. Theo các chuyên gia, tình trạng trên có thể do xơ nang tuyến vú gây ra.
Những rắc rối thường gặp
Nhiều chị em từ độ tuổi sinh đẻ trở lên gặp rắc rối về “núi đôi” như cảm thấy có các u cục gì đó cứng cứng trong ngực, đau âm ỉ… Điều này làm họ vô cùng hoang mang vì lo rằng liệu đây có phải là triệu chứng của bệnh ung thư vú?
Theo thống kê từ một số nghiên cứu cho thấy có khoảng 60% các cục u trong vú phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ không phải là ung thư và trên 90% phụ nữ ở vào tuổi tiền mãn kinh có thay đổi sợi bọc tuyến vú và được xem là một biểu hiện của quá trình lão hóa.
Cách nhận biết
Thay đổi sợi bọc tuyến vú (còn gọi là xơ nang tuyến vú) là chứng bệnh khá phổ biến, là một dạng tổn thương lành tính, thường gặp ở nữ giới và không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu không gây đau.
Triệu chứng rõ rệt nhất để nhận biết sự thay đổi này là “núi đôi” đau nhói, xảy ra trong thời kỳ kinh nguyệt, nhất là ở giai đoạn tiền mãn kinh. Ngoài ra, các chị em phụ nữ cũng có thể tự nhận biết bằng cách sờ nắn “núi đôi” thì thấy các mảng hoặc dạng cục ở vú. Khi siêu âm hay nhũ ảnh có thể phát hiện được dạng này.
Nguyên nhân chính gây ra sự thay đổi này là do ảnh hưởng của tình trạng rối loạn nội tiết tố nữ. Theo các chuyên gia, sinh lý bình thường của người phụ nữ, mỗi chu kỳ kinh nguyệt chịu ảnh hưởng tác động của estrogen và progesterone làm mô tuyến vú giãn ra, giữ nước và căng lên, đôi lúc khi sờ nắn có cảm giác như cục u, bướu. Sau khi hành kinh, các cảm giác này giảm dần rồi trở lại bình thường.
Trải qua nhiều chu kỳ kinh nguyệt, việc kích thích này cứ lặp đi lặp lại làm cho mô tuyến vú trở nên chắc và hình thành các nang nhỏ chứa dịch trong các ống dẫn bị tắc hoặc bị giãn. Đôi khi có tình trạng mất quân bình giữa estrogen và progesterone xảy ra ở người tiền mãn kinh hoặc người thường xuyên bị stress.
Khi đó tuyến vú có những vùng tạo thành những u cục hay những mảng chắc gồ lên dưới da hoặc những hạt rất nhỏ rải rác khắp hai vú đó là thay đổi sợi bọc tuyến vú.
Phương pháp hạn chế diễn tiến của sợi bọc tuyến vú
– Tránh stress bằng cách tạo ra một trạng thái tâm lý thoải mái, vui vẻ, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng chế độ dinh dưỡng.
– Bổ sung nhiều vitamin nhóm B, lượng canxi có trong bơ sữa, tăng lượng magie có trong trái cây, rau củ quả để giảm ứ nước, giảm căng ngực.
Tăng cường các loại trái cây cam, quýt, chuối, tránh uống rượu, bia, thuốc lá…
– Ăn nhạt, hạn chế muối. Ăn nhiều cam, quýt, chuối, tránh các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá, uống nhiều nước, bổ sung vitamine B6, magie, kali.
– Chỉ dùng thuốc giảm đau khi đau và tăng nhạy cảm nhiều ở vú.
– Chườm nóng tại chỗ, dùng áo ngực mỏng.
– Điều trị ngoại khoa chỉ thực hiện khi các nang chứa dịch to căng đau hoặc nghi ngờ ác tính.
Cách phòng bệnh
Chị em phụ nữ nên đi khám ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu sau:
Cần đi khám, siêu âm kiểm tra vú định kỳ (6 tháng/lần) để phát hiện bệnh sớm
Theo Tuoitre.vn
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…