Hút điếu thuốc khi uống ly cà phê đậm đặc là thói quen của hầu hết nam giới, nhưng theo nghiên cứu mới, những người nghiện thuốc lá thường không nếm được vị ngon của cà phê, dù hương vị có đậm đà đến mấy. Theo một nghiên cứu khoa học, việc hút thuốc lá sẽ phá hỏng khả năng cảm nhận hương vị tách cà phê của một người, ngay cả khi người đó bỏ hút thuốc.
Hương vị đắng mạnh mẽ của caffein thường rất dễ nhận biết, dù chỉ với một lượng nhỏ. Tuy nhiên, điều này không còn đúng với những người hút thuốc, vì các độc chất trong thuốc lá dường như đã làm tổn hại đến vị giác của họ. Điều này do khả năng nếm mùi vị của họ đã bị phá hỏng do hóa chất độc hại có trong thuốc lá, bằng cách ngăn cản chu trình tái tạo của nụ vị giác.
Để tìm hiểu xem liệu vị giác có còn bị ảnh hưởng ngay cả sau khi mọi người ngưng sử dụng thuốc lá hay không, một nhóm chuyên gia, dẫn đầu là Nelly Jacob thuộc Bệnh viện Pitie-Salpetriere APHP (Paris, Pháp), đã tiến hành thử nghiệm 451 người tình nguyện để xem họ có dễ dàng nếm được 4 vị cơ bản là ngọt, chua, đắng và mặn, cũng như nồng độ đậm nhạt của từng vị.
Kết quả của thí nghiệm cho thấy dù những người tình nguyện có hút thuốc hay không, khả năng cảm nhận vị mặn, ngọt và chua của họ không chịu tác động nào. Tuy nhiên, thói quen hút thuốc ảnh hưởng đến khả năng cảm nhận vị đắng của caffein. Cụ thể là, 1/5 số người đang hút thuốc và 1/4 số người từng có thói quen này không thể nhận diện chính xác vị đắng của caffein. Dẫu vậy, nhóm nghiên cứu lưu ý, gần 13% số người không hút thuốc cũng “trượt” bài sát hạch vị giác trên.
Các chuyên gia tin rằng, sự tích tụ của thuốc lá trong cơ thể có thể ngăn cản các nụ vị giác ở lưỡi tự thay mới, do đó phá hỏng khả năng nhận diện một số hương vị nhất định của “khổ chủ”, ngay cả sau khi họ bỏ thuốc. Khám phá được kỳ vọng sẽ cung cấp thêm lí do để những người đang “nghiện” thuốc lá quyết tâm từ bỏ thói xấu này.
Dĩ nhiên, tác hại của thuốc lạ không chì dừng lại hệ quả tiêu diệt hoàn toàn vị giác mà còn nhiều thứ khủng khiếp khác. Khói thuốc lá đã bị Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu về Ung thư (International Agency for Research on Cancer – IARC) trực thuộc Tổ chức Y tế Quốc tế (WHO) xếp vào các chất gây ung thư bậc một.
Ngoài ra, WHO cũng chỉ ra rằng trong khói thuốc lá có khoảng 4.000 chất hóa học, trong đó có 40 được xếp vào loại gây ung thư bao gồm nicotin, monoxit cacbon, benzen, fomandehit, amoniac, axeton, asen, xyanua hydro ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thần kinh, mạch máu và nội tiết gây ra những bệnh tim mạch, giảm trí nhớ và các bệnh ung thư. Trong nhóm này xếp những chất mà chỉ cần khối lượng nhỏ cũng có thể gây ung thư, không có hạn mức, nghĩa là hoàn toàn có hại cho mình và cho người khác, dù chỉ là một khối lượng nhỏ.
Khói thuốc được coi là chất độc hại nhất trong môi trường cư trú. Khi hút thuốc, người hút thường thở ra hai luồng khói chính và phụ, và 20% khói thuốc bị hít vào trong luồng chính, 80% còn lại được gọi là luồng phụ, nảy sinh khi kéo thuốc (giữa những lần hít vào) và khi tắt thuốc. Luồng khói chính nảy sinh tại 950 độ C và khói phụ 500 độ C, do đó luồng khói phụ tỏa ra nhiều chất độc hại hơn.
Tác hại cũng xảy đến cho những người không hút thuốc chung quanh, phải hút thuốc thụ động, là hình thức hít khói thuốc từ không khí, mà không trực tiếp hút thuốc lá hoặc thuốc lào và cũng bị tác hại gián tiếp dẫn đến những nguy cơ về bệnh như ung thư phổi.
Tham khảo Dailymail, MedicalDaily
Vì sao nhiều người rất khó bỏ được thuốc lá?
Khí hậu miền Bắc mang nét đặc trưng của 4 mùa xuân hạ, thu đông.…
Viêm gan B là một căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ảnh hưởng nghiêm…
Cây hoa nhài được sử dụng để hỗ trợ, điều trị một số bệnh nhưng…
Gan nhiễm mỡ là căn bệnh gây ra bởi sự tích tụ quá nhiều chất…
Trong tốp các môn thể thao hàng đầu có tác dụng hỗ trợ giảm mỡ…
Để giảm nguy cơ gan nhiễm mỡ, song song với việc đảm bảo chế độ…