Categories: Nội tiết

Viêm tuyến giáp thầm lặng

Biểu hiện bệnh viêm tuyến giáp thầm lặng giống như bệnh viêm tuyến giáp sau sinh nhưng xảy ra không liên quan đến sinh đẻ. Gặp ở 1% các trường hợp nhiễm độc giáp. Tỷ lệ gặp ở nữ gấp 4 lần nam giới và nguy cơ mắc cao hơn ở những vùng thiếu iod.

Triệu chứng:

Bướu giáp gặp ở 50% BN: bướu thường to nhẹ, lan tỏa, mật độ chắc.

Triệu chứng nhiễm độc giáp ở mức độ trung bình kéo dài 3-4 tháng, sau đó là giai đoạn suy giáp rồi trở về bình giáp. Khoảng 20% bệnh nhân trở thành suy giáp mạn tính.

Triệu chứng viêm tuyến giáp thường không có biểu hiện rõ nét để nhận biết ở giai đoạn sớm. Nếu bệnh gây tổn thương, phá hủy các tế bào tuyến giáp chậm và mạn tính thì thường dẫn đến giảm nồng độ hormone tuyến giáp trong máu. Khi đó, bệnh nhân sẽ gặp phải một số dấu hiệu viêm tuyến giáp như mệt mỏi, táo bón, khô da, tăng cân đột ngột, trầm cảm và khả năng chịu lạnh kém (phổ biến ở người bị viêm tuyến giáp Hashimoto).

Mệt mỏi, da khô – Triệu chứng mà bạn đừng bỏ qua

Nếu bệnh gây tổn thương và phá hủy tế bào tuyến giáp nhanh chóng, hormone tuyến giáp được lưu trữ trong tuyến sẽ bị rò rỉ ra ngoài, từ đó làm tăng nồng độ hormone tuyến giáp đột ngột trong máu, gây hội chứng nhiễm độc giáp với các hiện tượng như: Lo lắng, mất ngủ, đánh trống ngực (nhịp tim nhanh), mệt mỏi, sụt cân và khó chịu. Những biểu hiện này thường được thấy ở bệnh viêm tuyến giáp bán cấp, viêm tuyến giáp không đau và viêm tuyến giáp sau sinh. Các triệu chứng của hội chứng nhiễm độc giáp và cường giáp đều do nồng độ hormone tuyến giáp tăng cao trong máu, không phải do tuyến hoạt động quá mức.

Xét nghiệm:

Anti-TPO và antithyroglobulin tăng trong 50% các trường hợp. TRAb thường không tăng.

Độ tập trung I131 thấp.

Chẩn đoán phân biệt: trong giai đoạn cường giáp cần chẩn đoán phân biệt với Basedow để tránh chỉ định điều trị không phù hợp bằng kháng giáp trạng tổng hợp.

Điều trị:

Nếu triệu chứng nhiễm độc giáp không rõ không cần điều trị. Nếu triệu chứng rõ: điều trị giảm triệu chứng bằng chẹn β giao cảm.

Giai đoạn suy giáp: thường không cần điều trị. Nếu pha suy giáp kéo dài, triệu chứng suy giáp rõ nên điều trị bằng levothyroxine và nên ngừng sau 6-9 tháng để đánh giá lại tình trạng tuyến giáp.

Khoa Nội tiết – BV Bạch Mai

adminyhoc

Recent Posts

Đường ruột khoẻ tinh thần vui vẻ an yên

Khi đường ruột khỏe mạnh, hệ vi sinh đường ruột cân bằng giúp cho tinh…

16 hours ago

Các chủng vi khuẩn đường ruột liên quan đến đột quỵ, khả năng chậm phục hồi sau biến chứng

Mối liên hệ giữa một số vi khuẩn trong hệ vi sinh đường ruột liên…

18 hours ago

2 loại men vi sinh giúp giảm tình trạng tăng huyết áp

Các yếu tố gây ra huyết áp cao hoặc tăng huyết áp bao gồm ăn…

4 days ago

Phương pháp cân bằng hệ vi sinh đường ruột sau kỳ nghỉ lễ

Sau guồng quay với những công việc bận rộn dịp nghỉ lễ là thờ gian…

4 days ago

Mối liên hệ giữa bệnh suy tim và hệ vi sinh đường ruột

Bệnh suy tim là một trong những bệnh lý tim mạch nguy hiểm, là tình…

4 days ago

Các loại đậu có tốt cho sức khỏe đường ruột không?

Nhìn chung, đậu và các cây họ đậu rất tốt cho sức khỏe, sức khỏe…

6 days ago